Tổng cục Thuế cho biết tổng số tiền nợ thuế tại 16 địa phương có số thu điều tiết về ngân sách Trung ương là hơn 45.800 tỉ đồng, 47 địa phương còn lại có số nợ là hơn 12.000 tỉ đồng.

Nợ thuế của Hà Nội nhiều hơn 47 địa phương khác cộng lại

22/10/2018, 20:15

Tổng cục Thuế cho biết tổng số tiền nợ thuế tại 16 địa phương có số thu điều tiết về ngân sách Trung ương là hơn 45.800 tỉ đồng, 47 địa phương còn lại có số nợ là hơn 12.000 tỉ đồng.

Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về nợ thuế - Ảnh minh họa từ Internet

Trong đó, Hà Nội là địa phương có số nợ thuế cao nhất với hơn 13.530 tỉ đồng. Đứng thứ 2 là TP.HCM với hơn 9.890 tỉ đồng. Một loạt địa phương còn tổng nợ lớn như: Hải Phòng với trên 2.340 tỉ đồng, Vĩnh Phúc với hơn 1.601 tỉ đồng, Bình Dương với 1.153 tỉ đồng, Thái Bình với 1.191 tỉ đồng...

Tổng cục Thuế yêu cầu các đơn vị với khoản tiền thuế nợ từ 1-30 ngày, thực hiện gọi điện thoại, nhắn tin và gửi thư điện tử cho chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế thông báo về số tiền thuế nợ.

Với khoản tiền thuế nợ từ ngày thứ 31 trở lên, ngành thuế lưu ý các địa phương ban hành thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp gửi đến người nộp thuế yêu cầu nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

Với khoản nợ thuế từ 91-120 ngày, sẽ ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp.

Với khoản tiền thuế nợ từ 121 ngày trở lên và đã ban hành quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản nhưng quyết định cưỡng chế đã hết hiệu lực (quá 30 ngày), doanh nghiệp chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế nợ thì thực hiện ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

Liên quan đến việc thu hồi nợ đọng thuế từ giờ đến cuối năm, mới đây tại hội nghị trực tuyến với lãnh đạo UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại 63 điểm cầu truyền hình nhằm đánh giá công tác quản lý thu NSNN năm 2018, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh trực tiếp chỉ đạo xây dựng đề án, thẩm định và có văn bản báo cáo thường vụ tỉnh ủy, thường trực UBND tỉnh, thành phố kèm theo đề án để tạo sự đồng thuận cao và tranh thủ sự chỉ đạo của thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, UBND tỉnh, thành phố, sự phối kết hợp của các sở, ban ngành trên địa bàn với cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ và xử lý thu hồi nợ đọng thuế, trước khi trình Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét phê duyệt.

Cục Thuế các tỉnh, thành phố và các Chi cục Thuế tăng cường triển khai các biện pháp tại các quy trình nghiệp vụ về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu nợ thuế: phân công, giao nhiệm vụ đôn đốc, cưỡng chế thu nợ cụ thể cho từng đồng chí lãnh đạo Cục Thuế, trưởng phòng, chi cục trưởng, đội trưởng và từng cán bộ tham gia công tác quản lý nợ; tăng cường kiểm tra rà soát, xác định đầy đủ số thuế nợ đọng của từng người nợ thuế, phân loại theo tình trạng nợ thuế; Theo dõi sát tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế để thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nộp theo pháp luật về thuế.

Đáng chú ý, Bộ trưởng yêu cầu và giao nhiệm vụ cho Tổng cục Thuế hạn chế nợ thuế phát sinh mới, phấn đấu đến 31.12.2018 tổng số nợ thuế không vượt quá 69.000 tỉ đồng.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nợ thuế của Hà Nội nhiều hơn 47 địa phương khác cộng lại