Giải Nobel 2020 sẽ lần lượt được công bố trực tuyến từ ngày 5 đến 12.10 vì đại dịch COVID-19 không cho phép các nhà khoa học nhận giải tại Thụy Điển như mọi năm. Inside Science, trang tin khoa học của Viện Vật lý Mỹ (AIP) đã đưa ra một số ứng cử viên tiềm năng cho giải Nobel Y sinh 2020.

Những ứng cử viên tiềm năng cho giải Nobel Y sinh 2020

Long Hải | 05/10/2020, 14:26

Giải Nobel 2020 sẽ lần lượt được công bố trực tuyến từ ngày 5 đến 12.10 vì đại dịch COVID-19 không cho phép các nhà khoa học nhận giải tại Thụy Điển như mọi năm. Inside Science, trang tin khoa học của Viện Vật lý Mỹ (AIP) đã đưa ra một số ứng cử viên tiềm năng cho giải Nobel Y sinh 2020.

Giải Nobel được công bố đầu tiên vào hôm nay sẽ là Nobel Y sinh. Giải thưởng do Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska, Stockholm, Thụy Điển, công bố. Do diễn biến của COVID-19, chủ nhân của giải thưởng năm nay sẽ lĩnh huy chương tại Đại sứ quán Thụy Điển trong nước hoặc nơi làm việc.

Mới đây, trang tin khoa học của Viện Vật lý Mỹ (AIP) Inside Science đã đưa ra một số ứng cử viên tiềm năng cho giải Nobel Y sinh 2020.

Đầu tiên là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Pamela Bjorkman cùng đồng nghiệp Jack Strominger với nghiên cứu về các tín hiệu của hệ miễn dịch. Pamela Bjorkman đã sử dụng tinh thể học tia X để giải quyết cấu trúc vật lý của một protein MHC vào năm 1987. Điều đó đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu manh mối để hiểu về cách thức hoạt động của các protein MHC. 

Phức hợp tương thích mô chính (MHC) hay ở người còn được gọi kháng nguyên bạch cầu người (HLA) là một nhóm gen mã hoá cho các protein trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào của đa số động vật có xương sống. Những protein này đóng vai trò quan trọng trong tổ chức miễn dịch của cơ thể cũng như những cơ chế giao tiếp giữa các tế bào.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự liên hệ giữa một số kiểu hình HLA với một số bệnh, nhất là các bệnh tự miễn. Năm 1967, một vài kiểu hình MHC được xác định là có nguy cơ cao mắc bệnh Hodgkin. Không lâu sau đó, nhiều bệnh cũng được chứng tỏ là có liên quan đến các gen MHC. Tuy nhiên cơ chế chính xác của nguy cơ liên quan đến MHC trong các bệnh tự miễn vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ.

Hội đồng trao giải có thể do dự trong việc tôn vinh nghiên cứu này vì khám phá được xây dựng dựa trên công trình trước đó của Peter Doherty và Rolf Zinkernagel, hai nhà khoa học đã đoạt giải Nobel năm 1996. Tuy nhiên, nó vô cùng quan trọng và giúp đặt nền tảng cho sự hiểu biết hiện đại của chúng ta về hệ thống miễn dịch tế bào. 

Tiếp theo là nghiên cứu về việc nuôi cấy cơ quan nội tạng siêu nhỏ từ tế bào gốc (organoid) của các nhà khoa học Hans Clevers, Akifumi Ootani và Toshiro Sato. 

Trong những năm gần đây, các nhóm nghiên cứu khác nhau đã tiến hành phát triển tế bào gốc của con người, tạo ra organoid đại diện cho mọi thứ từ gan đến não. Quá trình này được coi là cuộc cách mạng trong nghiên cứu y học, cung cấp một giải pháp thay thế cho việc nuôi cấy mô và động vật thí nghiệm thường được sử dụng trong các nghiên cứu tiền lâm sàng.

Nội tạng siêu nhỏ có thể sử dụng để kiểm tra phản ứng của con người với các loại thuốc, chất độc mới hoặc nghiên cứu cách cơ thể tương tác với lợi khuẩn và sinh vật gây bệnh. Các chất hữu cơ phát triển từ tế bào của chính bệnh nhân giúp tìm ra phương pháp điều trị thích hợp với người đó - một dạng thuốc được cá nhân hóa. Và chất hữu cơ phát triển từ tế bào ung thư cho phép các nhà khoa học nghiên cứu ung thư theo những cách mới.

Nếu nghiên cứu về việc nuôi cấy cơ quan nội tạng siêu nhỏ được vinh danh ở giải Nobel, Hans Clevers gần như chắc chắn sẽ nằm trong số những người nhận giải. Clevers đã xuất bản một trong những bài báo mang tính bước ngoặt về các chất hữu cơ trong ruột chuột cùng với Toshiro Sato vào năm 2009. Ông tiếp tục là người đi đầu trong lĩnh vực này, nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu. 

giai-nobel.jpg
Huy chương danh dự của giải thưởng Nobel - Ảnh: Nobel Prize

Nobel là giải thưởng quốc tế do Quỹ Nobel tại Stockholm lập ra từ năm 1901 dựa trên tài sản của Alfred Nobel, nhà phát minh kiêm doanh nhân Thụy Điển. Giải thưởng được trao cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Y học, Văn học và Hòa bình; đặc biệt là giải Hòa bình có thể được trao cho tổ chức hay cho cá nhân.

Vào năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào một giải về lĩnh vực Khoa học kinh tế, còn gọi là giải Nobel Kinh tế, theo di chúc của nhà phát minh người Thụy Điển Alfred Nobel năm 1895. Giải Nobel Hòa bình được trao thưởng ở Oslo, Na Uy, trong khi các giải khác được trao ở Stockholm, Thụy Điển.

Kết quả đoạt giải được công bố hàng năm vào tháng 10 và được trao (bao gồm tiền thưởng, một huy chương vàng và một giấy chứng nhận) vào ngày 10.12, ngày kỷ niệm ngày mất của Nobel. Giải Nobel được thừa nhận rộng rãi như là giải thưởng danh giá nhất một người có thể nhận được trong lĩnh vực được trao.

Bài liên quan
Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng nhận giải thưởng 'Nobel châu Á'
Tối 16.11, giải thưởng Ramon Magsaysay (được mệnh danh là Nobel châu Á) lần thứ 66 đã được trao cho các cá nhân, tập thể tại Nhà hát Metropolitan ở thủ đô Manila, Philippines.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những ứng cử viên tiềm năng cho giải Nobel Y sinh 2020