Những trận cười điên loạn của Joker mà người xem thấy trong phim không phải là do cố tình, đó là một căn bệnh có thật và nó khiến những người mắc bệnh bị xa lánh và kì thị.

Những tràng cười ma quái của Joker và bệnh lý có thật ở ngoài đời

Đan Thùy | 08/10/2019, 20:02

Những trận cười điên loạn của Joker mà người xem thấy trong phim không phải là do cố tình, đó là một căn bệnh có thật và nó khiến những người mắc bệnh bị xa lánh và kì thị.

Nhân vật Arthur Fleck trong phim Joker mắc một chứng bệnh không kiểm soát được tiếng cười, những tràng cười của anh tạo ra sự ám ảnh rùng rợn. Tiếng cười của Joker không phải là tiếng cười của sự khóai trá, không cười vì thực hiện xong một tội ác, anh cười vì bị bệnh chứ không hề cố ý.

Theo như Joanquin Phoenix chia sẻ về cách để có thể làm được nụ cười của Arthur Fleck, ông đã phải xem những video về những bệnh nhân mắc tiếng cười bệnh lý hay chính xác hơn là chứng rối loạn thần kinh khiến cho các cá nhân không thể kiểm soát được tiếng cười của mình.

Chứng cười không kiểm soát của Joker khiến nhiều người xa lánh và kì thị -Ảnh: Internet

Thực chất Arthur mắc bệnh lý PLC (Pathological Laughter and Crying – Khóc cười theo bệnh lý/một cách phi lý) hay còn gọi là Pseudobullbar affect. Bệnh này khiến anh mỗi khi gặp kích thích như bị hiểu lầm, phấn khích, tức giận sẽ đột ngột phá lên cười ở những hoàn cảnh không phù hợp. Điều này gây không ít rắc rối cho đời sống nên Arthur đã luôn phải mang theo một tấm thẻ giải thích tình trạng thần kinh của mình.

Những người mắc PLC đôi khi phản ứng trái ngược với kích thích. Ví dụ họ sẽ cười khi đối mặt với chuyện buồn, khi tức giận, thất vọng hoặc khóc khi nghe chuyện cười. Ngoài ra còn chuyển đổi giữa khóc và cười không kiểm soát được.

Nếu để ý người xem sẽ thấy Arthur cười mà như khóc, cố nén lại để không bị hiểu nhầm, cố giải thích và nhận ra sự phiền phức mình đang mang. Joker trông điên mà vẫn tỉnh, mới khiến ta đau lòng theo.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Chủ yếu vẫn là chấn thương não gây mấy kiểm soát thể hiện cảm xúc (có đề cập trong bệnh án của Arthur). PLC còn xuất hiện ở bệnh nhân đột quỵ, Alzheimer, bệnh đa xơ cứng, cường giáp, bệnh Graves, PANDAS (Rối loạn thần kinh tự miễn liên quan đến nhiễm liên cầu khuẩn) và bệnh Parkinson.

Các loại thuốc chứa steroid, dùng trong điều trị nhiều bệnh như nhiễm HIV, bệnh Parkinson, bệnh sốt rét, đột quỵ, u não và động kinh có thể gây ra tác dụng phụ là các cơn rối loạn thần kinh. Các chất cấm như LSD (ma túy gây ảo giác cực mạnh), cocaine, rượu bia nồng độ cao, ma túy tổng hợp, bồ đà (marijuana), thuốc tê liều cao (PCP) cũng khiến tâm thần con người bị biến đổi.

Tiếng cười của Joker không mang vẻ khoái trá màẩn chứa nỗiđauđớn xé lòng -Ảnh: Internet

Joker (2019) là bộ phim với nhân vật chính mắc bệnh tâm thần, căn bệnh đó dường như xuất phát từ tuổi thơ bị bạo hành. Cuộc đời Arthur như bi kịch giáng xuống đầu từ khi anh chưa biết làm hại ai, đẩy anh tới đường cùng, biến anh thành nạn nhân đúng nghĩa trong bối cảnh xã hội Mỹ suy thoái kinh tế, suy đồi đạo đức.

Tiếng cười ghê rợn của Joker
Đan Thùy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những tràng cười ma quái của Joker và bệnh lý có thật ở ngoài đời