Về vụ 2 bệnh nhân tử vong sau khi gây mê tại Bệnh viện đa khoa Trí Đức (Hà Nội), theo nhận định của các chuyên gia gây mê hồi sức, bác sĩ gây mê ở đây đã mắc nhiều sai lầm dẫn đến 2 cái chết thương tâm trên.

Những sai lầm nào khiến 2 bệnh nhân tử vong sau khi gây mê?

Hồ Quang | 27/12/2016, 20:04

Về vụ 2 bệnh nhân tử vong sau khi gây mê tại Bệnh viện đa khoa Trí Đức (Hà Nội), theo nhận định của các chuyên gia gây mê hồi sức, bác sĩ gây mê ở đây đã mắc nhiều sai lầm dẫn đến 2 cái chết thương tâm trên.

Trước đó, trả lời báo chí, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết 2 bệnh nhân trên là chị Quách Thị Mai Phương(37 tuổi, ở quận Long Biên, TP.Hà Nội) và anhHoàng Văn Trấn (34 tuổi,huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội). Chị Phươngđến bệnh viện để cắt u thùy tuyến giáp, còn anh Trấnthì mổ cắt amidan. Cả haibệnh nhân này trong giai đoạn tiền mêđược tiêm atropine 0,25mg, midazolam 5mg, solumedrol 40mg. Sau đó 15 phút, y bác sĩ tiếp tục cho bệnh nhân sử dụng 100mg diprivan và 30mg esmeron.

Sau đó 30 giây, bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ, tụt huyết áp, tri giác lơ mơ, vã mồ hôi... Haibệnh nhân trên được cấp cứu ngay tại phòng mổ, sau đó được chuyển đến khoa cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục cấp cứu trong khoảng 2 giờ đồng hồ thì tử vong.

Về điều này, GS-TS Nguyễn Văn Chừng, giảng viên Trường đại học Y Dược TP.HCM, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực gây mê hồi sức cho rằng những thông tin nêu trên có điều bất bình thường. Trong đó, nói bệnh nhân Phươngbị u thùy tuyến giáp là không có thực tế, vì chẳng có bệnh nào là bệnh u thùy tuyến giáp.

Ngoài ra theo ý kiến của một chuyên gia khác trong lĩnh vực gây mê hồi sức, việc bệnh viện Trí Đứcsử thuốc solumedrol để tiền mê là hoàn toàn sai.

“Solumedrol không phải là thuốc tiền mê. Thuốc này chỉ dùng trong những trường hợp gây mê để giảm phù nề do đặt nội khí quản, bệnh nhân có cơ địa dị ứng, hen phế quản, mổ tai mũi họng, mổ thần kinh cột sống... Loại thuốc này có thể gây phản ứng phản vệ”, vị chuyên gia cho biết.

Bên cạnh đó, cũng theo vị chuyên gia nói trên,khi bệnh nhân có dấu hiệu bị sốc phản vệ tụt huyết áp, tri giác lơ mơ, vã mồ hôi... thì bệnh viện phải thực hiện cấp cứu sốc phản vệ khi nào bệnh nhân ổn định mới chuyển đến bệnh viện khác để điều trị. Nếu bệnh nhân bị sốc phản vệ mà chưa xử lý bệnh nhân ổn định đã chuyển bệnh nhân đến bệnh viện khác thì nguy cơ tử vong rất cao.

“Rất có thể 2 bệnh nhân trên tử vong là do bệnh viện này chưa xử lý tình trạng sốc phản vệ ổn định mà đã chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Vì bệnh nhân bị sốc phản vệ nếu không xử lý ổn định trong vòng 30 giây thì khả năng tửvong là rất cao”, vị chuyên gia nhận định.

Tuy nhiên việc cả haibệnh nhân cùng tiêm một loại thuốc gần như cùng thời điểm và đều tử vong, điều này theo các chuyên gia gây mê hồi sức, không loại trừ khả năng bệnh nhân tử vong là do chất lượng thuốc, cách dùng và kỹ thuật gây mê.

“Với gây mê cũng có quy trình của nó, trước khi gây mê bác sĩ gây mê phải khám tiền mê để nắm bệnh tiền sửcủa bệnh nhân cũng như nắm thông tin bệnh nhân bị dị ứng với những loại thuốc gì nhằm tránh sử dụng thuốc đó trong quá trình gây mê, nếu không sẽ bị sốc phản vệ. Nếu không nắm được thông tin trên, sử dụng không hợp thuốc gây mê cho bệnh nhân cũng dẫn đến sốc phản vệ gây tử vong”, vị chuyên gia chia sẻ.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những sai lầm nào khiến 2 bệnh nhân tử vong sau khi gây mê?