Không dễ dàng để bạn có thể theo dõi số tiền bạn tiêu xài trong tháng, mặc dù bạn có một kế hoạch rất khoa học. Nguyên nhân chủ yếu đến từ những loại phí mà bạn ít để ý đến. Hãy đọc để biết bạn phải làm gì nếu muốn giữ tiền nhiều hơn trước khi bạn kịp nhận lương.

Những lý do thổi bay tiền trước khi bạn kịp nhận lương (P1)

Một Thế Giới | 18/06/2015, 06:16

Không dễ dàng để bạn có thể theo dõi số tiền bạn tiêu xài trong tháng, mặc dù bạn có một kế hoạch rất khoa học. Nguyên nhân chủ yếu đến từ những loại phí mà bạn ít để ý đến. Hãy đọc để biết bạn phải làm gì nếu muốn giữ tiền nhiều hơn trước khi bạn kịp nhận lương.

1. Phí ngân hàng
Thẻ ngân hàng giờ đây đã trở nên quen thuộc và rất nhiều người sử dụng nó để giao dịch hằng ngày. Thế nhưng, nhiều nhà băng thu thêm phí bảo trì mỗi tháng và người sử dụng thẻ phải “cõng” vài chục loại phí từ mức vài ngàn đến hàng trăm ngàn đồng.
Như vậy, để tiết kiệm khoản chi phí này, bạn có thể yêu cầu công ty ngưng dịch vụ trả lương qua tài khoản. Nếu không muốn ngưng dịch vụ này thì bạn cũng có thể rút hết tiền lương 1 lần để tiết kiệm tiền phí rút tiền. Nếu bạn cũng không thể rút hết 1 lần thì hãy chuyển sang một tài khoản ngân hàng khác có phí dịch vụ thấp hơn. Với sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng bán lẻ, không khó để bạn dễ dàng tìm một ngân hàng không thu phí rút tiền tại ATM.
Không những vậy, chỉ khi mua hàng tại chợ truyền thống hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ thì bạn mới dùng tới tiền mặt, còn đối với các cửa hàng có dịch vụ thanh toán qua thẻ thì bạn nên thanh toán qua thẻ thay vì phải rút tiền để gánh thêm phí do một số ngân hàng thu phí rút tiền nội mạng. Bên cạnh đó, bạn có thể hạn chế tiền phí bằng cách rút mỗi lần số tiền tối đa cho phép, hoặc có thể tới trực tiếp giao dịch tại quầy.
Ngoài ra, một số nhà băng hiện đang áp dụng miễn phí quản lý tài khoản nếu bạn duy trì số dư bình quân tài khoản trên tháng đạt mức quy định tối thiểu. Chẳng hạn, ngân hàng quy định số dư bình quân tài khoản tối thiểu là 200.000 đồng mỗi tháng và bạn luôn đáp ứng yêu cầu này thì đã có thể được miễn những loại phí này.
2. Thanh toán tiền định kỳ cho dịch vụ bạn ít sử dụng
Với cuộc sống công nghệ như hiện nay, mỗi tháng bạn chi khá nhiều tiền cho các dịch vụ phải thanh toán định kỳ hàng tháng như internet, truyền hình cáp, các gói game, dịch vụ của các nhà mạng… Các dịch vụ này rất cần thiết cho một cuộc sống hiện đại, tuy nhiên, đã bao giờ bạn cảm thấy số tiền bạn chi ra cho các dịch vụ này không hề đáng chút nào chưa ?
Không ít người chi nhiều tiền cho tất cả các dịch vụ này trong khi bạn không bao giờ sử dụng hết chúng. Chẳng hạn, bạn bỏ hơn 100.000 đồng để đăng ký một gói cước 3G với dung lượng không giới hạn trong khi bạn không bao giờ sử dụng hết nó bởi bạn đã phải trả tiền cho dịch vụ wifi tại những nơi bạn sinh sống và làm việc.
Vì vậy, để tiết kiệm chi phí bạn có thể chuyển qua một gói cước ít tiền và phù hợp hơn với bạn. Còn các dịch vụ của nhà mạng, gói game hay truyền hình cáp thì bạn có thể hủy nó khi không cần thiết bởi bạn đã có một “ kho tàng” kiến thức, âm nhạc, phim ảnh và trò chơi miễn phí khi điện thoại của bạn đã kết nối internet.
Cắt giảm bớt các khoản tiền định kỳ hàng tháng là một giải pháp tiết kiệm nhanh và hiệu quả nếu như bạn muốn số dư tài khoản ngày càng tăng thêm.
3. Lãng phí từ thẻ tín dụng
Hiện nay việc sử dụng thẻ tín dụng là hết sức phổ biến bởi thay vì dùng tiền mặt và không có tiền trong tài khoản nhưng vẫn mua được hàng bởi bạn có ứng trước tiền từ các nhà băng. Sau đó, bạn sẽ thanh toán lại cho ngân hàng sau mà không phải chịu lãi suất nếu thanh toán trong vòng 45 ngày.
Tuy nhiên, đi kèm với sự tiện lợi đó luôn luôn là một khoản chi phí không nhỏ. Nếu muốn rút tiền mặt thì bạn nhất định phải trả một khoản phí cao hơn thẻ ATM bình thường. Không chỉ vậy, mức phí thường niên để giữ và sử dụng thẻ tín dụng cũng không hề rẻ. Với thẻ Visa, Master Card, tùy theo từng ngân hàng, mức phí phải đóng hàng năm từ 200.000 – 1.000.000 đồng.
Một số ngân hàng thường thu hút khách hàng nên đưa ra các chương trình khuyến mãi như miễn phí mở thẻ. Do đó, một số người không ngần ngại mở thẻ mà chưa sử dụng, dẫn đến việc phải phải chi trả các khoản phí thường niên, lãi suất. Một số trường hợp còn phải nộp thêm tiền do thanh toán không đúng hẹn.
Như vậy, nếu chưa có nhu cầu thì bạn không nên mở thẻ bởi chỉ tính riêng mức phí thường niên đã rất cao. Chỉ cần thanh toán không đúng hẹn thì số tiền phạt của bạn còn cao hơn cả phí thường niên.
Không chỉ vậy, thẻ tín dụng với hình thức tiêu trước – trả sau sẽ làm cho bạn có tâm lý tiêu xài hoang phí và không kiểm soát được việc chi tiêu của mình. 
Vì thế, nếu không cần thiết và không có khả năng trả nợ thì bạn không nên mở, nếu không muốn số tiền lương của mình “bay” không kiểm soát.
(Còn tiếp)
Phan Diệu
Bài liên quan
ACV sẽ dùng gần 4.000 tỉ đồng tiết kiệm để làm đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành
Với khoản tiết kiệm gần 4.000 tỉ đồng từ chi phí dự phòng và đấu thầu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất đầu tư thêm một đường băng tại sân bay Long Thành ngay trong giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những lý do thổi bay tiền trước khi bạn kịp nhận lương (P1)