Việc siết chặt cấm vận của Washington có thể buộc Bình Nhưỡng phải trở lại cơ chế đàm phán 6 bên khi nguồn sống cho chương trình phát triển vũ khí bị cắt giảm. Việc đối thoại trực tiếp Mỹ - Triều không diễn ra khiến cho chiến lược "thoát Trung" của Kim Jong-un phá sản, qua đó củng cố quan hệ Mỹ - Trung.

Những lý do khiến Mỹ không thể dùng biện pháp quân sự trên bán đảo Triều Tiên

28/09/2017, 07:00

Việc siết chặt cấm vận của Washington có thể buộc Bình Nhưỡng phải trở lại cơ chế đàm phán 6 bên khi nguồn sống cho chương trình phát triển vũ khí bị cắt giảm. Việc đối thoại trực tiếp Mỹ - Triều không diễn ra khiến cho chiến lược "thoát Trung" của Kim Jong-un phá sản, qua đó củng cố quan hệ Mỹ - Trung.

Tổng thống Trump không cần sử dụng biện pháp quân sự với Triều Tiên mà vẫn đạt được mục đích qua việc siết chặt cấm vận?

Mỹ siết chặt phong toả Triều Tiên với lệnh trừng phạt mới nhắm vào 26 cá nhân và 9 ngân hàng

Reuters ngày 27.9 đưa tin, Cục Kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Mỹ vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 9 ngân hàng Triều Tiên và 26 cá nhân liên quan tới Bình Nhưỡng, trong một động thái mới nhất liên quan tới chương trình phát triển kỹ thuật hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Các biện pháp trừng phạt mới này được cho là nhắm vào những cá nhân đại diện cho các ngân hàng Triều Tiên ở Nga, Trung Quốc, Libya và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Theo Sputnik News, ba trong số những cá nhân thuộc đối tượng điều chỉnh bởi lệnh trừng phạt mới của Mỹ hiện đang sinh sống và làm việc ở Nga.

Trong số các ngân hàng Triều Tiên nằm trong phạm vi điều chỉnh bởi lệnh rừng phạt mới của Bộ Tài chính Mỹ có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp, Ngân hàng tín dụng Cheil, Ngân hàng Phát triển Công nghiệp Quốc tế, Ngân hàng liên doanh Jinmyong, Ngân hàng liên doanh Jinsong, Ngân hàng Thương mại Koryo, Ngân hàng Thương mại Ryugyong.

Lệnh trừng phạt mới của Washington đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phép Bộ Tài chính nước này được chủ động hành động "nhắm vào bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào tiến hành hoạt động thương mại hàng hoá, dịch vụ hoặc công nghệ" với Triều Tiên.

Ngày 26.9, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã thể hiện quan điểm về những biện pháp phong toả mới nhất với Triều Tiên: "Đây là bước tiến xa hơn của chúng tôi trong chiến lược nhằm cô lập hoàn toàn Triều Tiên để đạt được các mục tiêu rộng lớn hơn của chúng ta về một bán đảo Triều Tiên hòa bình và phi hạt nhân hoá".

Kết quả hình ảnh cho picture of Steven Mnuchin

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin

Theo giới phân tích, trong bối cảnh hiện nay, việc Bộ Tài chính Mỹ áp đặt biện pháp siết chặt cấm vận kinh tế Triều Tiên có thể giúp Washington đạt được mục đích của mình mà không cần phải sử dụng biện pháp quân sự vốn bị xem là mang nhiều rủi ro cho cả Mỹ và đồng minh của Mỹ. Tại sao vậy?

Washington có thể cắt nguồn sống cho chương trình phát triển vũ khi tốn kém của Kim Jong-un

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhận định Triều Tiên có thể chấp nhận nghèo khó, nhưng sẽ không dừng chương trình quân sự khi họ còn cảm thấy không an toàn. Song đó chỉ là lý thuyết, còn thực tế thì vấn đề không hẳn sẽ diễn ra như vậy. Bởi lẽ khi khó khăn thì sẽ thiếu nguồn lực cho phát triển vũ khí và lúc đó thì Triều Tiên cũng không thể an toàn.

Dư luận quốc tế cho rằng, đến giờ phút này mà Bình Nhưỡng vẫn duy trì được chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân "hao tài tốn của" là do nguồn sống cho chương trình này vẫn được kết nối. Bằng chứng là dù bị phong toả nhưng năm 2016 kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên vẫn đạt hơn 3 tỉ USD.

Trong số những quốc gia đảm bảo cho nguồn lực cho chương trình vũ khí của Kim Jong-un có cả Nga và Trung Quốc. Nga vẫn cung cấp nguồn năng lượng cho Triều Tiên, Trung Quốc vẫn nhập khẩu hàng hoá của Triều Tiên. Nghĩa là việc phong toả Triều Tiên có rỏ rỉ, giúp cho Bình Nhưỡng còn dễ thở.

Tuy nhiên, việc cấm vận kinh tế đã được siết chặt hơn sau khi HĐBA LHQ thông qua Nghị quyết 2375 với sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc. Điều này sẽ ngăn chặn triệt để việc rò rỉ trong phong toả Triều Tiên, khiến cho nguồn sống cho chương trình vũ của Bình Nhưỡng sẽ đến lúc bị cắt đứt.

Bởi theo Nghị quyết 2375 được thông qua ngày 12.9, LHQ đã áp đặt lệnh cấm đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu từ Triều Tiên, giới hạn các nguồn cung cấp các sản phẩm dầu mỏ cũng như các chuyến hàng dầu thô đến Triều Tiên. Nghị quyết cũng duy trì lệnh cấm vận khí đốt tự nhiên đối với Triều Tiên.

Những biện pháp trừng phạt Triều Tiên ghi trong Nghị quyết 2375 rất cụ thể và dễ dàng kiểm soát. Mỹ đã kêu gọi Nga và Trung Quốc “thực hiện càng sớm càng tốt các biện pháp trừng phạt của nghị quyết 2375". Moscow đã khẳng định thực hiện nghiêm túc các nghị quyết được HĐBA LHQ thông qua.

Và theo Reuters, khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ được áp đặt, mọi tàu thuyền gắn cờ Triều Tiên ở cảng Vladivostok của Nga rời đi đã được theo dõi. Thương mại giữa Nga và Triều Tiên đang được kiểm soát chặt chẽ, nhất là sau khi Bình Nhưỡng thử bom nhiệt hạch lần thứ hai vào ngày 3.9.

Trong khi đó, Washington và Bắc Kinh cũng đạt đồng thuận cao trong việc siết chặt phong toả Bình Nhưỡng. Điều đó báo trước viễn cảnh những huyết mạch kinh tế của Triều Tiên sẽ đến lúc giảm nhịp độ vận hành. Giới phân tích cho rằng khi bị siết chặt cấm vận, thực lực kinh tế nội địa của Triều Tiên khó có thể duy trì lâu dài chương trình vũ khi của Kim Jong-un.

Ai làm cho tên lửa Triều Tiên gây choáng váng thế giới? - 1

Siết cấm vận Triều Tiên sẽ dẫn đến việc cắt nguồn sống cho chương trình vũ khí của Kim Jong-un

Mỹ có thể hoá giải nguy cơ kép từ hành động của Triều Tiên và ngoại giao nước lớn với Trung Quốc.

Nguyên nhân sâu xa của việc Kim Jong-un đẩy mạnh chính sách Songun - Quân sự trước tiên - được nhận diện là do thiệt hại quá lớn từ chiến lược "độc quyền lãnh thổ" mà Trung Quốc áp dụng cho xứ Bắc Hàn. Việc phát triển kỹ thuật hạt nhân và tên lửa được xem là trọng tâm trong chiến lược “thoát Trung” của Bình Nhưỡng.

Vậy nhưng “thoát Trung” thì hướng tới đâu? Theo giới phân tích thì nước Mỹ là nơi chiến lược đối ngoại của Triều Tiên thời Kim Jong-un hướng tới, với kỳ vọng có thể đối thoại trực tiếp với Washington. Tuy nhiên, cho đến lúc này chiến lược của Bình Nhưỡng vẫn chưa đạt kết quả bởi Mỹ vẫn không kích hoạt kênh ngoại giao chính thức với Triều Tiên.

Sự lừng khừng của Washington được lý giải là do lợi ích trong ngoại giao nước lớn Mỹ - Trung quan trọng hơn nhiều lợi ích từ việc kết nối quan hệ với Bình Nhưỡng. Điều đó khiến cho Bình Nhưỡng liên tục phóng thử tên lửa và thử nghiệm bom nhiết hạch, đẩy Washington vào thế, hoặc phải đối thoại, hoặc phải sử dụng biện pháp quân sự.

Song khi Nghị quyết 2735 ủng hộ các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, kêu gọi nối lại hoạt động này và xem đây là "một giải pháp hòa bình và toàn diện" trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, đã giúp cho việc siết cấm vận Triều Tiên của Mỹ có tác hiệu kép.

Giới phân tích cho rằng, việc siết chặt cấm vận của Mỹ đối với Triều Tiên, giúp Washington có thể hoá giải nguy cơ từ Bình Nhưỡng, đồng thời cũng không làm mất đi lợi ích trong ngoại giao nước lớn giữa Mỹ với Trung Quốc.

Bởi việc siết chặt cấm vận của Washington có thể buộc Bình Nhưỡng phải trở lại cơ chế đàm phán 6 bên khi nguồn sống cho chương trình phát triển vũ khí bị cắt đứt. Việc đối thoại trực tiếp Mỹ- Triều cũng sẽ không diễn ra khiến cho chiến lược "thoát Trung" của Kim Jong-un phá sản, qua đó củng cố quan hệ Mỹ - Trung.

Mỹ có thể hoá giải nguy cơ từ sự trỗi dậy của Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm phản ứng với hành động của Triều Tiên.

Theo giới phân tích, chiếc áo người Mỹ đo ni cho Nhật Bản và Hàn Quốc - qua việc bảo đảm an ninh cho đất nước mặt trời mọc và xứ sở kim chi - sau hơn nửa thế kỷ qua đã tỏ ra chật chội. Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã có ý định nới rộng ra và sự đe doạ từ xứ Bắc Hàn được xem là cơ hội tốt nhất cho Tokyo và Seoul.

Điều đó thể hiện rất rõ qua phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 11.9 khi kêu gọi nước này cần nâng cao hơn nữa khả năng phòng thủ và khả năng tự bảo vệ mình trong bối cảnh mối đe dọa ngày càng lớn hơn từ chương trình phát triển kỹ thuật tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.

Kết quả hình ảnh cho picture Trump and Moon Jae-in and Abe

Quan hệ Mỹ - Nhật - Hàn sẽ được củng cố bởi tác hiệu từ việc siết chặt cấm vận của Washington

Còn trước đó, khi chỉ trong vòng hai tuần, từ 24.8.2016 đến 9.9.2016, Triều Tiên đã cho phóng tên lửa 5 lần liên tiếp, khi đó các nhà lập pháp Hàn Quốc đã kêu gọi chính quyền nước này phải cân nhắc xây dựng tàu ngầm hạt nhân để đối phó hiệu quả với kỹ thuật hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Những động thái của Tokyo và Seoul đã đưa Washington vào thế khó, bởi dù nằm dưới sự bảo trợ an ninh của Mỹ, nhưng những hành động manh động của Bình Nhưỡng đã thực sự đe doạ chủ quyền quốc gia của Nhật Bản và Hàn Quốc – vấn đề mà Washington không thể bảo trợ được.

Washington được cho là đã có những động thái kiềm chế Tokyo và Seuol, trong đó có việc gia tăng sức ép với Bình Nhưỡng, nhằm làm giảm nguy cơ đe doạ từ xứ Bắc Hàn. Song những tính toán của Washington bị cho là có những điểm thiếu chuẩn xác khiến nguy cơ đe doạ từ Bình Nhưỡng không được hoá giải.

Tuy nhiên, khi Washington thực hiện việc siết chặt cấm vận Triều Tiên, mà sẽ dẫn đến việc Bình Nhưỡng phải thay đổi quan điểm và điều chỉnh hành động, điều đó sẽ khiến cho Tokyo và Seoul giải tỏa được nỗi lo và việc trỗi dậy về mặt quân sự của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sẽ lùi xa.

Ngọc Việt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những lý do khiến Mỹ không thể dùng biện pháp quân sự trên bán đảo Triều Tiên