Trung Quốc không chỉ có sức mạnh quân sự hàng đầu khu vực châu Á, mà còn từng bước gia tăng số lượng vũ khí chiến lược để họ tự tin thách thức Mỹ trong tương lai.

Những loại vũ khí mà Trung Quốc tự tin thách thức Mỹ

Một Thế Giới | 24/09/2015, 05:50

Trung Quốc không chỉ có sức mạnh quân sự hàng đầu khu vực châu Á, mà còn từng bước gia tăng số lượng vũ khí chiến lược để họ tự tin thách thức Mỹ trong tương lai.

Bắc Kinh đang nghiên cứu chế tạo các máy bay chiến đấu thế hệ mới, tên lửa đạn đạo, và các tàu hải quân tiên tiến, với mục tiêu là cân bằng sức mạnh quân sự với quân đội Mỹ trong khu vực.
Hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới được cho là đang chạy đua với nhau để bố trí các lực lượng trong khu vực châu Á. Mỹ đang thực hiện một kế hoạch gọi là "xoay trục sang châu Á", trong khi Trung Quốc thì đang gia tăng phát triển quân đội nhằm tạo ra những loại vũ khí để Trung Quốc tự tin thách thức Mỹ trong tương lai.
Hai cường quốc đang trong cuộc chạy đua ở Đông Á. Mỹ hiện tham gia vào một "trục châu Á", tập trung sự chú ý về quân sự và ngoại giao trên phần quan trọng này của thế giới.
Hiện nay, Trung Quốc đã tăng ngân sách chi quốc phòng lên con số chóng mặt, gấp 5 lần so với năm 1995.
Dưới đây là một số vũ khí mới của Trung Quốc được đánh giá đủ khả năng thay đổi cán cân quân sự tại khu vực châu Á trong những năm sắp tới.
Máy bay tiêm kích J-20
tu tin thach thuc My, Trung Quoc, J-20, J-31, J-15
J-20 là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, nó được cho là được thiết kế nhằm đối trọng với F-35 của Mỹ và T-50 của Nga. Hiện J-20 đã có tới 4 nguyên mẫu khác nhau được chế tạo và thử nghiệm.
J-20 có một hình dáng trông khá giống máy bay F-35 và F-22, đó có thể là kết quả từ việc Trung Quốc đã ăn cắp thiết kế của hai loại máy bay tiên tiến nhất của Mỹ. 
Trung Quốc có thể đã ăn cắp được những thông số thiết kế cần thiết để chế tạo nên J-20, với khả năng tàng hình được cho là sánh ngang với F-35.
Dù có tầm tác chiến khá xa lên tới 1.852km, nhưng máy bay thế hệ thứ 5 này của Trung Quốc có nhược điểm là được trang bị động cơ thế hệ cũ của Nga.
Máy bay tiêm kích J-31
tu tin thach thuc My, Trung Quoc, J-20, J-31, J-15
J-31 lại là dạng máy bay thế hệ thứ 5 khác đang được Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo.
Không giống như J-20 là thứ sản phẩm ăn cắp công nghệ, J-31 được Trung Quốc tự hào do thiết kế trong nước. Chiếc máy bay này có kích thước giống như một chiếc F-35 của Mỹ, nhưng sức mang vũ khí ít hơn nhằm gia tăng số lượng nhiên liệu có thể mạng theo để tăng tầm hoạt động.
J-31 được thiết kế để có thể cất cánh từ một tàu sân bay, nó được cho là đối thủ của F-35 trong một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ nếu xảy ra trong tương lai.
Dự kiến, vào tháng 11 tới tại Triển lãm hàng không Chu Hải, máy bay tiêm kích J-31 sẽ được đưa ra giới thiệu trước công chúng trong và ngoài nước.
Máy bay tiêm kích J-15
tu tin thach thuc My, Trung Quoc, J-20, J-31, J-15
J-15 là loại máy bay chiến đấu được biên chế trên tàu sân bay Trung Quốc đưa vào hoạt động năm 2009. Theo một báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2014, máy bay J-15 đã được trang bị trên tàu sân bay Liêu Ninh với đầy đủ vũ khí.
Khi được vận hành trên mặt đất, J-15 có bán kính hoạt động lên tới 1.200km. Tuy nhiên, do tàu Liêu Ninh chỉ được trang bị kiểu phóng nhảy cầu nên máy bay J-15 khó lòng mang theo đầy đủ vũ khí cũng như nhiên liệu.
J-15 của Trung Quốc được sản xuất bằng cách sao chép thiết kế Su-33 của Nga. Kiểu máy bay Nga, nhưng trang bị vũ khí, radar, động cơ Trung Quốc.
Máy bay tiêm kích J-10
tu tin thach thuc My, Trung Quoc, J-20, J-31, J-15
J-10 là một máy bay chiến đấu đa chức năng, được đưa vào hoạt động trong quân đội Trung Quốc năm 2005. Sức mạnh của máy bay tiêm kích này khá đáng kể, nó được trang bị tới 11 giá treo vũ khí có thể dùng để gắn các tên lửa không đối không, hoặc các quả bom dẫn đường bằng laser.
Mới đây, Trung Quốc đã ra mắt bản cập nhật của tiêm kích J-10 là J-10B. Phiên bản máy bay mới này được nâng cấp thân máy bay và các hệ thống radar tiên tiến hơn phiên bản cũ.
Máy bay ném bom tầm xa chiến lược H-6
tu tin thach thuc My, Trung Quoc, J-20, J-31, J-15
H-6 là máy bay ném bom tầm xa chiến lược sao chép gần như 100% từ máy bay Tu-16 của Nga. Máy bay ném bom này có hai biến thể nâng cấp, là X-6G và H-6K, được xem là hai loại máy bay có thể thách thức lợi ích của Mỹ tại Thái Bình Dương.
Theo một báo cáo của Lầu Năm Góc, X-6G có tới 4 giá treo vũ khí có thể mang theo tên lửa hành trình chống tàu chiến. Máy bay H-6K được trang bị động cơ mới có thể mang theo tên lửa chống hạm hoặc tên lửa không đối đất, cũng như bom hạt nhân.
Sau khi nâng cấp máy bay ném bom chiến lược, Trung Quốc có khả năng thực hiện  cả nhiệm vụ tấn công tới tận Hawaii.
Tên lửa siêu thanh
tu tin thach thuc My, Trung Quoc, J-20, J-31, J-15
Trung Quốc đã tiến hành 2 thử nghiệm thành công loại vũ khí mới Wu-14. Đây là loại tên lửa siêu thanh có tốc độ được cho là nhanh nhất thế giới hiện nay, nó có khả năng vượt qua được mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện tại.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân
tu tin thach thuc My, Trung Quoc, J-20, J-31, J-15
Một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu của Trung Quốc là gia tăng sức mạnh cho hạm đội của mình. Hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến lược của Trung Quốc liên tục được gia tăng số lượng nhằm thực hiện chiến lược này.
Tháng 10.2014, tàu ngầm tấn công chiến lược của Trung Quốc đã lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ Dương cho thấy sức mạnh của lực lượng này đã tăng mạnh như thế nào.
Tàu sân bay
tu tin thach thuc My, Trung Quoc, J-20, J-31, J-15
Trung Quốc hiện chỉ có tàu sân bay duy nhất là tàu Liêu Ninh, vốn được cải tạo từ một khung tàu sân bay của Liên Xô. Vì là tàu cũ, nên tàu Liêu Ninh thường xuyên gặp trục trặc, nó đã mất điện trong một buổi thử nghiệm trên biển vào tháng 10.2014.
Thực tế, Trung Quốc có thể chỉ sử dụng Liêu Ninh như là một học cụ để làm quen sử dụng tàu sân bay, nước này sẽ chế tạo thêm nhiều tàu sân bay mới trong tương lai nhằm làm đối trọng với lực lượng Mỹ tại châu Á.
Thiên Hà (Theo Business Insider)

Bài liên quan
Mỹ ‘đốt nóng’ chiến trường Ukraine khi tiếp sức cho Kyiv một loại vũ khí gây tranh cãi
Theo Washington Post, quyết định của Tổng thống Joe Biden cho phép cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine đã làm dấy lên nhiều tranh luận trong và ngoài nước Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những loại vũ khí mà Trung Quốc tự tin thách thức Mỹ