Theo thời gian đám cưới xưa và nay đã khác đi nhiều. Các cặp đôi uyên ương ít được biết đến những phong tục tập quán trong cưới hỏi xưa. Dưới đây là những tổng hợp về sự khác biệt trong cưới hỏi xưa và nay.

Những khác biệt giữa cưới hỏi xưa và nay

Một Thế Giới | 16/06/2015, 08:30

Theo thời gian đám cưới xưa và nay đã khác đi nhiều. Các cặp đôi uyên ương ít được biết đến những phong tục tập quán trong cưới hỏi xưa. Dưới đây là những tổng hợp về sự khác biệt trong cưới hỏi xưa và nay.

1. Quan niệm về lễ cưới

Truyền thống

Để tiến đến được hôn nhân, cô dâu chú rể phải được sự đồng ý của gia đình hai bên, đôi khi phải căn cứ theo hoàn cảnh hai nhà, cả hai gia đình đều phải phù hợp, "môn đăng hộ đối" thì đôi uyên ương mới được chúc phúc.

Trong ý thức của người Việt Nam, lễ cưới giống như lời tuyên bố với tất cả mọi người về hôn ước của đôi uyên ương. Đây là dịp báo hỷ, là dịp để mọi người tiệc tùng, liên hoan, chia vui cùng cô dâu chú rể và hai nhà. Thậm chí, nhiều vị cao tuổi còn coi lễ thành hôn có giá trị lớn hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Vì vậy lễ cưới có ý nghĩa rất thiêng liêng.

Hiện đại

Quan niệm về tầm quan trọng của lễ cưới trong xã hội hiện đại vẫn được bảo tồn và gìn giữ. Nhưng hiện nay, đôi uyên ương đã có nhiều quyền quyết định hạnh phúc của mình hơn, họ có quyền tìm hiểu và quyết định đến với nhau bằng đám cưới.. Lễ cưới không còn phụ thuộc nhiều vào việc gia đình hai bên có "môn đăng hộ đối" hay không nữa.

Ngoài việc tổ chức lễ cưới, đôi uyên ương cũng cần đăng ký kết hôn và đây là điều không thể thiếu, đảm bảo cho cuộc sống vợ chồng. Tuy nhiên quan niệm của các đôi uyên ương vẫn là phải được gia đình hai nhà đồng ý và được bạn bè, người thân chúc phúc.
khac biet giua cuoi hoi xua va nay

Đám cưới hiện đại (Ảnh minh họa) 

2. Nghi thức cưới hỏi

Truyền thống

Nghi lễ cưới hỏi trong xã hội truyền thống có phần rườm rà, nhiều thủ tục hơn. Các thủ tục xưa thường bao gồm:

- Mai mối để đôi bạn trẻ tìm hiểu nhau

- Lễ cheo: lễ này có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc tiền bạc đem đến cho làng hoặc xóm của cô dâu để cộng đồng làng xóm tiếp nhận thành viên mới.

- Chạm ngõ

- Ăn hỏi

- Báo hỷ, chia trầu cau

- Nạp tài: nhà trai đem sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo, đồ trang sức sang nhà gái. Lễ này có ý nghĩa nhà trai góp chi phí cỗ bàn và cho nhà gái biết họ đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho cô dâu mới về nhà chồng.

- Xin dâu

- Đón dâu

- Lại mặt: chú rể đem lễ vật về lễ tổ tiên ở nhà gái.

Hiện đại

Một số tục lệ trong đám cưới xưa đã được lược bớt để phù hợp với đời sống hiện đại. Hiện nay chỉ còn giữ lại 5 lễ chính là dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu, lại mặt. Lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà của cô dâu, chú rể hoặc tại các nhà hàng. Nếu tổ chức tại nhà hàng, cô dâu chú rể sẽ có các nghi lễ như rót rượu mời bố mẹ, cắt bánh cưới, trao nhẫn và mời khách dùng tiệc.

3. Trang phục

Truyền thống

Trước kia cô dâu thường mặc áo mớ ba, bên trong là áo có màu rực rỡ như hồng, xanh, vàng... bên ngoài phủ áo the thâm. Đến thời gian sau này, cô dâu thường mặc áo dài trắng hoặc váy trắng dài đơn giản. Chú rể sẽ mặc trang phục quần âu, áo sơ mi.
khac biet giua cuoi hoi xua va nay

Trang phục truyền thống (Ảnh minh họa) 

Hiện đại

Trong lễ ăn hỏi, cô dâu thường mặc áo dài truyền thống, áo thường có màu tươi tắn, cũng có thể thêu hoa văn, họa tiết rồng phượng. Trong đám cưới ngày nay, cô dâu chú rể mặc trang phục theo kiểu phương Tây. Cô dâu diện váy cưới trắng, chú rể mặc vest. Các loại trang phục cưới này cũng đa dạng hơn theo thời gian.
khac biet giua cuoi hoi xua va nay

Trang phục hiện đại (Ảnh minh họa) 

4. Lễ vật trong mâm quả cưới hỏi

Truyền thống

Theo quan niệm truyền thống từ xưa đến nay thì lễ vật ăn hỏi bao gồm các vật phẩm hay đồ lễ như sau:

1. Trầu cau

2. Rượu và thuốc lá

3. Bánh

4. Chè – Mứt sen

5. Trái cây

Ngoài các lễ vật ăn hỏi kể trên thì sính lễ ăn hỏi còn bao gồm có một số lễ vật ăn hỏi khác như lợn quay, bánh kem theo phong tục người miền trung và áo dài theo phong tục của miền nam. Mỗi lễ vật ăn hỏi này đều mang ý nghĩa khác nhau nhằm chúc cho các cặp đôi hạnh phúc, giàu sang.

Đối với mâm quả bánh, những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh cốm – bánh phu thê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm; hoặc bánh chưng và bánh dày – bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tròn là Dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh phu thê, bánh chưng, bánh dày và quả nem dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng.

Hiện đại

Ngày nay, lễ vật trong mâm quả cưới hỏi về cơ bản cũng không có gì thay đổi so với đám hỏi, cưới truyền thống dù có sự khác nhau nhất định giữa các miền, bao gồm: Trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh ăn hỏi, chè, trái cây,… và có thể có thêm tiền dẫn cưới.

Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền. Tất nhiên, chất lượng và số lượng lễ vật có thể tăng thêm thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình.
Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa). Số mâm quả có thể là số lẻ (đối với miền Bắc) hoặc là số chẵn (đối với miền Trung và Nam).
Theo GĐVN
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những khác biệt giữa cưới hỏi xưa và nay