Rừng phòng hộ ở Sóc Sơn được coi là "trái tim" của cả nước và được pháp luật bảo vệ. Sau khi truyền thông đăng tải loạt bài về tình trạng "xẻ thịt" rừng phòng hộ ở Sóc Sơn để xây nhà, khu nghỉ dưỡng đã khiến dư luận bức xúc và lên án mạnh mẽ.

Những điều chưa biết về rừng phòng hộ đang bị 'xẻ thịt' ở Sóc Sơn

Nguyễn Hoàng Bích | 29/10/2018, 11:36

Rừng phòng hộ ở Sóc Sơn được coi là "trái tim" của cả nước và được pháp luật bảo vệ. Sau khi truyền thông đăng tải loạt bài về tình trạng "xẻ thịt" rừng phòng hộ ở Sóc Sơn để xây nhà, khu nghỉ dưỡng đã khiến dư luận bức xúc và lên án mạnh mẽ.

Tuy nhiên, đằng sau khu rừng phòng hộ này có thể có những điều bạn chưa biết.

Quả đồi bát úp bên dốc Dây Diều và hồ Kèo Cà đã được trồng thông từ 1972 (Google Maps)

1. Rừng Sóc Sơn, ý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ý tưởng sáng suốt xây dựng một khu rừng phòng hộ - môi trường - cảnh quan ở phía Bắc thủ đô Hà Nội là của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Ngườitrồng cây đa bên quốc lộ 3 thuộc xã Đông Hội, huyện Đông Anhngày 31.1.1965. Hồ Chủ tịch đã truyền đạt, bàn bạc với Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Tạo, người đã tổ chức 10 Tết trồng cây của Bác Hồ trước ngày Bác đi xa về ý tưởng rất nhân văn này.

Ngay sau đó Tổng cục Lâm nghiệp (cơ quan ngang bộ) đã thành lập Lâm trường trồng rừng Đại Lải trực thuộc Tổng cục để thực hiện nhiệm vụ trên, theo quy hoạch bao gồm diện tích đất đồi trọc từ hồ Đại Lải qua 2 xã Minh Phú, Hiền Ninh, quanh hồ Đồng Quan đến núi Sóc Sơn nơi Thánh Gióng đằng vân về trời. Cây trồng chủ yếu là thông ta (Pinus merkusii).

Những hàng thông xuất xứ từ vườn ươm Minh Phú trồng trên núi Ngự (phía tượng đài Quang Trung) hôm nay.

2. Nơi đây từng được biến thành “vành đai trắng”

Đây cũng là vùng đất trong chiến tranh thực dân Pháp biến thành "vành đai trắng", đã và đang trong quá trình "đá ong hoá" khiến công tác phủ xanh đất trống đồi trọc phía Bắc Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, năm 1970 Tổng cục Lâm nghiệp đã thành lập Khoa cơ giới trồng rừng (trực thuộc Tổng cục) và Trạm khảo nghiệm cơ giới trồng rừng Minh Phú, đóng tại chân dốc Dây Diều thuộc xã Minh Phú, huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phú. Khoa và Trạm đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu khảo nghiệm các loại máy và công cụ trồng rừng, đến 1975 các đề tài đã được nghiệm thu và nhanh chóng được đưa vào sản xuất. Trạm Minh Phú đã xây dựng một vườn ươm cơ giới quy mô lớn, sản xuất 12 triệu cây thông giống / 1 năm, để trồng mỗi năm hơn 3.000 ha rừng; mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho trồng rừng Sóc Sơn và các địa phương trong cả nước. Một số chuyên gia giỏi của Khoa cơ giới còn tham gia chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều công trình cấp nhà nước và cấp ngành.

Việc thành lập Trạm cơ giới trồng rừng Minh Phú là một cú hích mạnh mẽ để sự nghiệp trồng rừng tăng tốc phát triển.

Khảo nghiệm máyBolgar TL30A để khoan hố trồng chò bên đại lộ Hùng Vương Hà Nội.
Vườn ươm quy mô lớn sản xuất 12 triệu cây giống / 1 năm ở Minh Phú.
Xe chở cây giống từ Minh Phú, Sóc Sơn phục vụ trồng rừng Ngự Bình - Huế 12.1975.

3. Người có công nhiều với rừng Sóc Sơn

Người có nhiều công lao nhất ở Trạm cơ giới trồng rừng Minh Phú là ông Nguyễn Nghiệp, trạm trưởng đầu tiên, đã xây dựng đơn vị trở thành "điểm sáng của trồng rừng cả nước" theo đánh giá của các chuyên gia Đức và Tổ chức nông lương (FAO) của LHQ. Ông cũng trực tiếp lái máy kéo hạng nặng C100 (do Nga chế tạo) thi công cho đề tài làm đất kiểu ruộng bậc thang trên các lập địa đồi núi trọc để trồng cây lâm nghiệp; nghề này đòi hỏi người lái phải có tay nghề cao, tự tin và dũngcảm.

Mùa xuân 1972, Trạm trưởng Nguyễn Nghiệp đã đặt những lưỡi ben ủi đầu tiên trên quả đồi bát úp bên dốc Dây Diều và hồ Kèo Cà với sự chứng kiến của đoàn chuyên gia Đức và Vụ kỹ thuật (Tổng cục Lâm nghiệp). Từ ấy cho đến năm 1977, ông Nguyễn Nghiệp với chiếc máy ủi C100 đã thi công được hơn 3.000 ha góp phần quyết định xây dựng thành công một khu rừng phòng hộ - môi trường - cảnh quan mẫu mực ở phía Bắc thủ đô Hà Nội. Ngày nay Hà Nội là thủ đô duy nhất trên thế giới có ruộng bậc thang để trồng cây gỗ lớn.

Ông Nguyễn Nghiệp đang hào hứng kể về những năm tháng trồng rừng Sóc Sơn.
Máy C100 do ông Nguyễn Nghiệp điều khiển, đặt nhữngben ủi đầu tiên trên quả đồi bát úp bên dốc Dây Diều và hồ Kèo Cà.
Bài và ảnh: Nguyễn Hoàng Bích
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những điều chưa biết về rừng phòng hộ đang bị 'xẻ thịt' ở Sóc Sơn