Ít ai ngờ Dũng “con”, Phước Nhám và Minh 'Samasa', ba đại ca giang hồ khét tiếng Hà thành, Sài Gòn và Vũng Tàu lại có những cái chết lãng xẹt như vậy: Tử vong vì sốc ma túy, tự sát trong tù do bị vợ phản bội, chết dần chết mòn bởi không thể có con.

Những đại ca giang hồ Hà thành, Sài Gòn, Vũng Tàu chết lãng xẹt

Tổng hợp | 17/09/2016, 08:43

Ít ai ngờ Dũng “con”, Phước Nhám và Minh 'Samasa', ba đại ca giang hồ khét tiếng Hà thành, Sài Gòn và Vũng Tàu lại có những cái chết lãng xẹt như vậy: Tử vong vì sốc ma túy, tự sát trong tù do bị vợ phản bội, chết dần chết mòn bởi không thể có con.

Xem thêm: Livestream chụp ảnh nude 2 chân dài Sài thành, nam sinh đánh 2 kẻ cầm mã tấu

Những đại ca giang hồ chết thảm vì gái đẹp

Giang hồ đình đám Hà thành chết trong nghĩa địa vì sốc ma túy

Theo Pháp luật TP.HCM, khi huênh hoang những câu chuyện về giới giang hồ, Nguyễn Văn Dũng (tức Dũng “con”, SN 1960, ngụ phố Ô Đống Mác, quận Hai Bà Trưng) thường tự nhận mình là kẻ quen biết rộng, có nhiều huynh đệ ở khắp các quận, huyện Hà Thành.

Giới giang hồ cũng phải công nhận, thời còn trẻ, Dũng "con" quen nhiều, biết rộng. Đầu những năm 1980, du đãng khu vực quận Hai Bà Trưng ai cũng biết băng nhóm trong đó có Dũng "con". Tạiđại bản doanh ở vườn hoa Patx-tơ, mỗi lần tụ tập, họ luôn có "quân số" khoảng 40 người.

Hoành hành phạm tội được một thời gian, băng nhóm của Dũng “con” cũng đến lúc phải trả giá. Trong một đợt ra quân truy quét, cảnh sát đã tóm gọn hơn chục kẻ có máu mặt nhất trong nhóm. Chỉ có một gã đàn anh, đánh hơi được nguy hiểm, kịp kéo theo Dũng “con” bỏ trốn.

Việc lần theo dấu vết của hai gã giang hồ khiến cảnh sát gặp vô vàn khó khăn. Dũng “con” quen quá rộng, cứ “lẩn như trạch”, vừa ở quận này, thoắt cái đã mất hút sang huyện khác. Mãi đến gần Tết Âm lịch năm 1986, gã mới bị lộ khi một mình tìm về thăm nhà.

Với nhiều tội danh, Dũng phải trả giá bằng bản án 8 năm tù. Sau quãng thời gian trả giá, trở về xã hội, Dũng tiếp tục dấn sâu vào con đường tội lỗi. Không còn đám chiến hữu đông đảo như ngày nào, nhưng đổi lại, quan hệ rộng với du đãng giúp gã nhanh chóng lấy lại thanh thế.

Dũng quy tụ khoảng hơn chục đàn em, xuống khu vực cảng Phà Đen (quận Hai Bà Trưng) để tranh chấp quyền bảo kê “bến bãi”. Cứ thế, nhích từng bước một, Dũng dần ngoi lên vị trí một “đầu lĩnh” của khu vực cảng. Cũng từ đây, hắn bắt đầu dính vào ma túy.

Dù số má đến đâu, khôn ngoan cỡ nào, những du đãng nghiện ngập đều bị chính những kẻ đồng nghiệp với mình tẩy chay. Bởi khi dính vào “cái chết trắng”, vì những đòi hỏi không bao giờ thỏa mãn, sớm hay muộn, kẻ nghiện ngập cũng thành xấu tính. Dũng cũng không tránh khỏi quy luật đó.

Thường xuyên bị đàn anh ăn chặn, đám đàn em dần tản mác. Những đại ca trước đây thường ra tay che chở, giờ nhìn Dũng bê tha vì cơn nghiện, cũng chán nản quay lưng. Đàn anh không giúp, đàn em chẳng còn còn, gã nhanh chóng bị “đánh bật” khỏi vị trí béo bở trong cảng. Song, Dũng vẫn chưa chịu nhận ra sai lầm chết người của mình. Nhiều dân du đãng kể lại, từ khoảng năm 1998, gã bắt đầu lang thang khắp các xó xỉnh, tìm bạn bè để… ăn chực.

Không còn đâu Dũng “con” số má ngày nào trong băng nhóm 40 du đãng. Gã bệ rạc, luôn bị cơn đói thuốc hành hạ đến không ra hồn người.
Dũng “con” chết cô độc trong nghĩa địa vì sốc ma túy.

Thời điểm này, Dũng nghiện ngày càng nặng, từ hút đã chuyển sang “chích”. Gã chỉ trông chờ vào đám bạn nghiện thỉnh thoảng tạt qua cho “chích” chung, mà đa phần là “sái” ma túy. Khoảng cuối năm 2000, một hôm Dũng được đám bạn nghiện rủ đi rồi không thấy trở về. Cha mẹ gã nghĩ con mình lại quen thói giang hồ, bỏ đi chơi lang thang nên cũng không mấy để tâm.

Vài ngày sau, có người báo tin, phát hiện gã đã chết cứng tại một nghĩa địa hoang vắng thuộc khu vực Thanh Trì. Khám nghiệm tử thi cho thấy Dũng “con” tử vong vì “sốc” ma túy.

Một số giang hồ có kinh nghiệm cho biết, trong trường hợp bị sốc thuốc, nếu những người bạn nghiện bình tĩnh cấp cứu, ví dụ tác động mạnh vào vùng tim, thì nạn nhân vẫn có cơ sống sót. Dũng “con” chết vì khi bị sốc thuốc, đám bạn gã sợ vạ lây đã nhẫn tâm bỏ mặc.

Đại ca giang hồ cùng thời Năm Cam tự sát trong tù vì bị vợ phản bội

Phước Nhám là tên lưu manh giang hồ cùng thời Năm Cam, ở quận 4, TP.HCM, tuy nhỏ con nhưng rất lì lợm và ăn cơm tù nhiều không kể hết.

Theo Đại lộ, Phước Nhám cầm đầu một băng trộm xe khét tiếng ở quận 4 và quận 1 gồm: Phước Nhám, Năm Điên, Tiến Chó, Thảo Chó, Đức Ngọng, Chó Đen, Minh Nẫu, Hùng Sữa.

Nhắc đến Phước Nhám, những tên giang hồ cùng thời như Lộc Lì, Út Dẹp, Ba Vá, Lai Em, ngay cả Năm Cam cũng biết đến và có chút kiêng nể.

Vốn đang là một tên giang hồ có chỗ đứng trong giới nhưng bỗng nhiên một ngày Phước quay ngoắt, quyết định “gác kiếm” để trở về là người lương thiện, tu chí làm ăn kiếm sống. Mọi người không thể hiểu lý do tại sao và cho rằng người này chỉ nói chơi nhưng sau đó mới biết Phước đã bị vướng vào lưới tình.

Người con gái khiến Phước Nhám quay đầu là chị gái của một tên đàn em có tên Tí “bánh tráng”. Cô gái tên H. về làm vợ Phước Nhám do đứa em trai mai mối. Quyết định làm lại cuộc đời, về thuê nhà ở khu vực chùa Bà Đầm, Phú Nhuận, Phước cắt đứt toàn bộ mối liên hệ với giang hồ.

Từ khi Phước có vợ, giang hồ biến mất một Phước Nhám sừng sỏ khắp các quận huyện. Đến nỗi, ngay cả công an nơi Phước Nhám ở ngày xưa cũng hết sức ngạc nhiên và không thể không vui mừng.

Má Nguyệt, một bà má nuôi giang hồ cộm cán trong đó có cả Phước tuyên bố: “Thằng nào đến rủ Phước Nhám khoác lại áo giang hồ, thằng đó đừng nhìn má Nguyệt…”.

Kinh qua hàng loạt nghề khác nhau, kể cả buôn đồ phế liệu, cuối cùng Phước dừng lại ở nghề buôn bán băng, đĩa ca nhạc ở vùng chùa Bà Đầm – Phú Nhuận.

Đột nhiên, Phước bị bắt và bị đi tù. Nguyên nhân không phải vì “ngựa quen đường cũ”, gây ra tội lỗi gì mà vì những gì Phước đã gây ra khi xưa.

Chuyện xảy ra khi Lê Chí Minh (tức Minh Nẫu, SN 1972), kẻ cầm đầu băng nhóm xã hội đen chuyên trộm xe, bảo kê các bến xe ở quận 12 TP.HCM bị bắt. Minh Nẫu sau đó đã bị một gã có biệt danh Chó Đen đâm chết tại hẻm Quốc Thanh vì khai báo toàn bộ đồng bọn trước kia, trong đó có cả Phước.

Sau khi bị bắt, để lấy công chuộc tội, hắn liền khai hàng loạt vụ trộm xe khác trong quá khứ mà có hàng chục vụ Phước Nhám thực hiện…

Lúc nhận được bản cáo trạng trước ngày hầu tòa với mức án có thể đến hơn chục năm thì người ta thấy tần suất thăm chồng của vợ Phước giảm dần đi. Ở trong tù hơn 1 năm không còn nhận được sự quan tâm, thăm hỏi của vợ, Phước Nhám đã dần thay đổi tính nết, không còn vui vẻ như trước nữa.

Sự thật đắng cay đẩy cuộc đời gã vào đường cùng khi một phạm nhân ở gần nhà Phước nhập trại và thông báo cho gã một tin buồn.

Phạm nhân này nói, khi Phước vừa bị bắt, có một người đàn ông đã giúp đỡ vợ Phước từ tài chính đến việc thăm nuôi chồng. Người đàn ông này còn giúp vợ Phước nhập hộ khẩu và đưa con về nhà ngoại nuôi. Khi Phước nhận cáo trạng cũng là lúc vợ gã về ở chung với người ta.

Tung hoành ngang dọc là vậy, nhưng sau khi nghe tin sét đánh, không biết trong lòng gã nổi sóng thế nào nhưng bên ngoài mặt Phước vẫn lạnh tanh, chỉ có điều mắt hằn lên những tia đỏ dữ tợn.

Ngày hôm sau, gã bắt đầu quay lại con người của một tên giang hồ xưa kia khi lợi dụng cán bộ quản giáo sơ hở lúc phát cơm, Phước nhào ra ngoài chụp lấy ổ khóa lao sang phòng 17BC. Gã tông cửa xông vào nện cật lực vào mặt Tuấn Sốt Rét, một đại ca giang hồ cộm cán vùng Bình Thạch vì trước đó tên này đã từng xúc phạm Phước Nhám.

Sau vụ việc này, Phước bị kỷ luật chuyển sang khu khác tối tăm hơn. Tuy nhiên, bất kỳ phạm nhân nào được đưa vào giam chung đều bị gã “dằn mặt”, gây gổ, đánh nhau. Sau nhiều vụ quậy phá trại giam, Phước đã bị ban chỉ huy trại cho giam một mình.
Phước Nhám tự sát trong tù vì bị vợ yêu phản bội.

Một buổi sáng, vài phạm nhân hoảng hồn khi phát hiện máu chảy ra từ phòng giam Phước Nhám và đọng thành vũng ở hành lang. Khi cán bộ trại giam mở cửa kiểm tra thì phát hiện Phước đã chết vì mất máu từ lúc nào không biết.

Qua điều tra, cơ quan chức năng phát hiện Phước Nhám đã dùng đót thuốc đầu lọc đốt cháy rồi vuốt mạnh tạo nên một cạnh sắc bén như dao cạo đủ để cắt đứt động mạch ở cổ tay.

Tình yêu đã khiến một tên giang hồ hướng thiện, nhưng cũng chính vì bị người vợ mình yêu phản bội đã khiến Phước Nhám tự sát, chết cô độc, lạnh lẽo nơi trại giam.

Trùm giang hồ Vũng Tàu và những ngày đau đớn cuối đời
Một thời, vị thế Minh 'Samasa' trong thế giới ngầm Vũng Tàu được ví như Lâm 'già' ở Hải Phòng, Năm Cam tại Sài Gòn.

Theo Dân trí, Minh 'Samasa' tên thật Nguyễn Văn Minh (SN 1964, phường 4, TP Vũng Tàu), là con thứ hai trong gia đình có tới 7 anh em. Mẹ Minh là người miền Tây đẹp mặn mà nhưng lại ham mê cờ bạc. Bố Minh phải bán căn nhà duy nhất để trả nợ cờ bạc thay vợ. Cuộc sống gia đình bỗng chốc tiêu tan, Minh buộc phải nghỉ học giữa chừng và bắt đầu cuộc đời lang bạt khi mới 15 tuổi.

Cũng chính từ đây, hắn đặt những bước chân đầu tiên vào giới giang hồ tội lỗi. Bị ảnh hưởng của mẹ, gã bắt đầu nuôi ảo vọng làm giàu nhanh bằng con đường cho vay nặng lãi.

Chưa dừng lại đó, để phát triển thế lực, Minh còn lấn sang lĩnh vực bảo kê vũ trường, quán bar và kiếm thêm lợi nhuận từ việc môi giới gái mại dâm. Sau những cuộc thanh trừng đẫm máu, Minh 'Samasa' vươn lên ngôi vị bá chủ trong thế giới ngầm tại phố biển Vũng Tàu.

Nhưng một thời gian sau, Minh "Samasa" chính thức bị bắt. Cùng lúc này, Phụng "trắng" - cánh tay đắc lực trong cuộc chinh chiến giang hồ của Minh cũng bỏ rơi hắn luôn và cặp kè với một người đàn ông khác.

Chuỗi thời gian ngồi trong tù là chuỗi ngày Minh "Samaga" bị lao phổi nặng. Ban đầu, đám đàn em xã hội còn qua lại thăm nom, nhưng lâu dần, chúng thấy "dân anh chị" có vẻ "đuối sức", không còn khả năng lợi dụng được nữa và tìm cách lảng dần. Trong lúc đại ca cận kề cái chết, một đám đàn em nghĩa hiệp còn lại của Minh đã đứng ra nhận trách nhiệm đưa hắn sang Singapore điều trị. Tại đây, Minh bị cắt một lá phổi và phải rất may mắn mới giữ được tính mạng. Trở về nước với tấm thân tàn, “ông trùm” khét tiếng một thời cũng nhanh chóng bị lãng quên.

Đúng lúc bế tắc nhất, một “luồng gió mới” đã thổi vào cuộc sống của Minh, giúp “ông trùm” vượt qua cơn khủng hoảng tinh thần. “Luồng gió” ấy là nữ phạm nhân tên Mai, thụ án cùng trại giam với Minh. Sau khi vào tù, Mai cũng bị chồng con chối bỏ. Những lần đi lao động, Minh bắt gặp ánh mắt đầy tình tứ của Mai, người đàn bà còn khá mặn mà. Với sự từng trải, lọc lõi, Minh không khó nhận ra thông điệp trong ánh mắt ấy và đáp lại bằng nụ cười… hiền khô.

Niềm vui đến với Minh "Samasa" khi cả hai cùng được ra tù trong một dịp ân xá. Khác với Phụng, Mai không chấp nhận sống như “vợ hờ” mà đặt điều kiện buộc Minh phải làm thủ tục đăng ký kết hôn. Sau khi hoàn tất thủ tục, cặp đôi về sống với nhau mà không có tiệc tùng, cưới hỏi. Nhưng với người đàn bà này, Minh đã có những ngày hạnh phúc thực sự.

Gác lại những ân oán giang hồ và nỗi đau bị Phụng “trắng” phản bội, Minh càng trân quý mái ấm giản dị của mình. Chỉ có một điều khiến Minh đau khổ, ấy là việc gã vẫn không sinh nổi một mụn con.

Về ở với Mai chỉ có hai bàn tay trắng, Minh đành phó mặc gánh nặng chi phí sinh hoạt, thuốc men cho vợ.

Một thân một mình cáng đáng gia đình, Mai cố gắng lắm mới vay mượn đủ tiền thuê căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Hiền (phường 2, TP Vũng Tàu) cho hai vợ chồng che nắng, che mưa. Trong lúc khó khăn, túng quẫn, Minh nảy ra ý nghĩ quay lại nghề cho vay nặng lãi.

Tuy “sức cùng lực kiệt” nhưng tâm trí Minh vẫn vô cùng tỉnh táo. Không tự đi lại được, Minh chủ yếu ngồi nhà điều hành công việc. Chỉ có những trường hợp khẩn cấp, không thể không ra mặt, hắn mới ngồi sau tay lái vợ đến tận nơi.

Sau hai năm trời chung sống, Minh và Mai vẫn không thể có con. Mặc cảm với vợ, Minh rơi vào trạng thái u uất. Vì thế, bệnh tình hắn ngày càng xấu đi, mọi thuốc men dường như đều trơ lỳ, mất tác dụng. “Ông trùm” một thời nằm thoi thóp trên giường chờ cái chết đang cận kề”.
Minh 'Samasa' rơi vào trạng thái u uất và chết trong buồn bã vì không thể có con.

Như “nghiệp chướng” phải trả cho những việc làm tội lỗi, cuối cùng tính mạng Minh “samasa” cũng bị bệnh tật lấy đi. Đám tang của Minh không ồn ào, chỉ có những người thân ruột thịt tới viếng và mặc nhiên không thấy đám đàn em năm xưa.

Thi thể của Minh được chôn cất tại nghĩa địa Long Hương (TP. Bà Rịa). Đau đớn thay, quan tài vừa kịp đặt xuống thì cuộc nội chiến giành tài sản giữa chị dâu và em chồng đã diễn ra. Nhưng “di sản” “ông trùm” để lại không còn gì ngoài những đồ đạc cũ mèm.

Ngay chính ngôi nhà vợ chồng Minh sinh sống cũng chỉ là nhà đi mướn. Tiền bạc có được từ việc làm ăn phi pháp, Mai đã chi phần lớn vào việc chạy chữa bệnh tật cho chồng. Sau khi trả lại căn nhà cho chủ, như để khép lại kỷ niệm đau lòng với “ông trùm”, Mai đã bỏ đi biệt tích…

Xem thêm: Rùng mình những màn giang hồ săn và đánh ghen chân dài

10 tay giang hồ ngớ ngẩn nhất Việt Nam

Cái kết của trùm giang hồ Hà Nội, Đà Nẵng sau cuộc thanh trừng đẫm máu

Rút ATM 1,3 triệu được 13 triệu, cô gái nhắn tin sốc khi ngân hàng bắt trả lại

Bị Nhã Phương hé lộ 'tình mới', Hòa Minzy có 9 cách đối phó hình xăm trên ngực

Cảm phục nữ sinh tiểu học đứng dầm mưa che ô cho người gặp nạn

Nhân Hoàng (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những đại ca giang hồ Hà thành, Sài Gòn, Vũng Tàu chết lãng xẹt