Gần đây, chúng tôi đã có bài viết về vụ tranh chấp tác quyền của biên kịch Huỳnh Tuấn Anh và bà Huỳnh Thị Kim Hoàng. Hôm nay, Huỳnh Tuấn Anh đã chính thức đệ đơn kiện bà Huỳnh Kim Hoàng lên Tòa án Nhân dân quận 3, TPHCM với mục đích giành lại quyền tác giả. Nhân sự kiện này, nhiều nghệ sĩ, diễn viên cũng nói về nạn đạo ý tưởng phổ biến trong đời sống phim Việt.

Nhức nhối nạn đạo ý tưởng kịch bản phim!

Một Thế Giới | 23/07/2015, 08:00

Gần đây, chúng tôi đã có bài viết về vụ tranh chấp tác quyền của biên kịch Huỳnh Tuấn Anh và bà Huỳnh Thị Kim Hoàng. Hôm nay, Huỳnh Tuấn Anh đã chính thức đệ đơn kiện bà Huỳnh Kim Hoàng lên Tòa án Nhân dân quận 3, TPHCM với mục đích giành lại quyền tác giả. Nhân sự kiện này, nhiều nghệ sĩ, diễn viên cũng nói về nạn đạo ý tưởng phổ biến trong đời sống phim Việt.

Ma mới bị ma cũ bắt nạt
Hiện tượng người có quyền lực trong giới điện ảnh dùng mọi cách để gạt tên biên kịch trẻ ra khỏi kịch bản của họ đã tồn tại nhiều năm qua. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ thực tế lực lượng biên kịch trẻ hiện nay đa phần còn yếu tay nghề, thiếu bản lĩnh. Do đó, nhà sản xuất mua kịch bản giống như mua cái cốt, rồi chỉnh sửa bổ sung lại theo đúng gu khán giả. Trong trường hợp này, thường hai bên thương lượng ngầm với nhau để người thành danh trước có công biên tập và bổ sung cùng đứng tên tác giả. Hoặc là tác giả chính tự rút tên mình ra khỏi tác phẩm.
Nói về điều này, biên kịch Nguyễn Vũ chia sẻ: ”Theo tôi một người có công chỉnh sửa kịch bản thì dù họ có viết lại hoàn toàn cũng chỉ là biên tập chứ không tự đặt mình vào vị trí biên kịch. Bản thân tôi đã từng biên tập gần 90 % một bộ phim của đạo diễn Đinh Đức Liêm nhưng khi anh yêu cầu tôi đứng tên biên kịch tôi đã từ chối. Nhưng hiện tại, có quá nhiều người háo danh, muốn tranh thủ mặt tiền bạc nên họ đã giành tên biên kịch”.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những tác giả trẻ sáng tác tốt, vẫn bị nhà sản xuất làm khó đủ đường để giảm bớt tiền nhuận bút, hoặc bị ép bỏ tên mình ra khỏi kịch bản. Đa số các tác giả trẻ chấp nhận ngậm bồ hòn làm ngọt để tiếp tục kiếm cơm bằng nghề viết. Bởi vì, họ không biết cách nào đó để có thể tiếp cận được với nhà đài hoặc những người làm nghệ thuật tử tế. Nhiều biên kịch trẻ sợ làm phật ý nhà sản xuất vì họ sợ không còn cơ hội làm nghề.
Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường điện ảnh cũng xuất hiện những nhóm biên kịch. Để có chổ đứng, nhiều bạn trẻ đã đầu quân vào nhóm này và tên của họ biến mất thay và vào đó là tên của cả nhóm, hoặc là tên trưởng nhóm dù kịch bản do chính họ viết. Người ta đưa ra nhiều lý do để hợp thức hóa cho điều này. Chẳng hạn như người trưởng nhóm khẳng định rằng nhà sản xuất hoặc nhà đài chỉ quan tâm đến những cái tên biên kịch uy tín, còn tên mới rất khó chen chân.
Nhuc nhoi nan dao y tuong kich ban phim!-hinh-anh-1
 Diễn viên, đạo diễn, nhà biên kịch Lê Bình
Nghệ sĩ tên tuổi cũng bị "bóp cổ"
Hiện tượng đánh cắp ý tưởng kịch bản không chừa cả những nghệ sĩ lớn. Gần như cùng thời điểm với vụ lùm xùm phim Nhịp sinh tử, nghệ sĩ Xuân Hương cũng rơi vào tình cảnh giống như Huỳnh Tuấn Anh. Số là nhà sản xuất đặt hàng chị viết kịch bản phim Cuộc phiêu lưu của hai lúa phần 2. Sau khi nhận được kịch bản chi tiết, nhà sản xuất yêu cầu chị chỉnh sửa theo hướng khác. Chị không đồng ý vì cho rằng sửa lại chi tiết ảnh hưởng đến toàn bộ mạch câu chuyện, nội dung sẽ không hấp dẫn.
Nhà sản xuất đã tự ý sửa kịch bản và gạt tên Xuân Hương ra khỏi vị trí biên kịch tức tác giả kịch bản. Thay vào đó chị được đặt cho cho tên gọi là đạo diễn ý tưởng. Nghệ sĩ Xuân Hương chia sẻ: "Tôi không thể hiểu khái niệm đạo diễn ý tưởng là gì? Họ đã đánh lận con đen để giành lấy tác quyền của tôi. Cách làm gian dối này đã biến môi trường nghệ thuật Việt trở nên bát nháo".
Nghệ sĩ Lê Bình cho biết: "Một kịch bản có khi phải mất cả năm trời mới hoàn thành,vì vậy, những nhà sản xuất nên trân trọng quyền sáng tạo của họ. Nếu ai đó có công bổ sung cho kịch bản hoàn chỉnh hơn thì anh ta vẫn là người hoàn tác chứ không có quyền đứng tên biên kịch. Những người làm nghệ thuật đừng để vấn nạn đánh cắp kịch bản tiếp tục lan tràn”.
"Bởi vì, sự tử tế trong nghề sẽ khuyến khích thế hệ trẻ phát huy tinh thần sáng tạo và tôn trọng sự minh bạch. Ngược lại, những điều gian dối sẽ có thể hình thành nên lối suy nghĩ tiêu cực ở thế hệ tiếp nối. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến một nền điện ảnh vẫn còn chưa phát triển đúng mực của Việt Nam", nghệ sĩ Lê Bình cho biết thêm.
Theo nhiều người có kinh nghiệm trong nghề, mặc dù tồn tại sự thiếu tử tế trong môi trường tác quyền điện ảnh Việt, nhưng tác giả nào bản lĩnh viết tốt đều khó bị người khác bắt nạt Vì rằng suy cho cùng các nhà đài cần những kịch bản hay, nếu họ được chào hàng kịch bản có chất lượng họ sẽ cư xử sòng phẳng và minh bạch.
Nguyễn Huy


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhức nhối nạn đạo ý tưởng kịch bản phim!