Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, lợi ích nhóm trong chính sách trước hết là việc luôn tìm cách đặt ra giấy phép, thủ tục xin - cho mỗi khi có dịp cho dù hiệu quả quản lý không rõ ràng, có nhiều biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn. Khi có xin - cho thì doanh nghiệp phải đi cầu cạnh, xin xỏ và muốn có được thì phải chi phí không chính thức…

Nhóm lợi ích phổ biến trong giấy phép và điều kiện kinh doanh

Trí Lâm | 29/06/2016, 11:58

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, lợi ích nhóm trong chính sách trước hết là việc luôn tìm cách đặt ra giấy phép, thủ tục xin - cho mỗi khi có dịp cho dù hiệu quả quản lý không rõ ràng, có nhiều biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn. Khi có xin - cho thì doanh nghiệp phải đi cầu cạnh, xin xỏ và muốn có được thì phải chi phí không chính thức…

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật ngày 23.6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo rằng, với tinh thần tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, cầnkiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách.Tinh thần là phải nhận thức rõ giải pháp giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tạo động lực phát triển mới.

Xoay quanh chủ đề này, báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với Luật sư Kiều Anh Vũ -Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn về việc lợi ích nhóm chi phối chính sách.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa tuyên bố cần phải xóa bằng được lợi ích nhóm chi phối chính sách. Theo ông, các nhóm lợi ích chi phối chính sách có biểu hiện như thế nào?

Thực tế, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì nhóm lợi ích, lợi ích nhóm là một hiện tượng xã hội mang tính tất yếu và nhóm lợi ích cũng có sự tác động tích cực nhất định đối với việc hoạch định và ban hành chính sách của Nhà nước nếu như các nhóm lợi ích có tiếng nói chung, thực hiện tốt vai trò phản biện và nhằm cân bằng các lợi ích nhóm trong xã hội.

Ở một số nước, các nhóm lợi ích còn có thể hoạt động công khai, được vận động hành lang (lobby) trong khuôn khổ luật pháp để nhằm vận động các chính sách phù hợp. Có thể coi các Hiệp hội cũng là các nhóm lợi ích và tiếng nói của các Hiệp hội cũng có tác động tích cực đến việc ban hành chính sách phù hợp.

Đối với phát biểu của Thủ tướng về việc “phải xóa bằng được lợi ích nhóm chi phối chính sách” thì theo tôi, cần phải thống nhất rằng “lợi ích nhóm” mà Thủ tướng đã nói là lợi ích nhóm có tác động tiêu cực đến chính sách nhằm trục lợi (bất chính) cho một số cá nhân, tổ chức.

Thủ đoạn, phương cách của các nhóm lợi ích này đương nhiên cũng mang tính tiêu cực. Đó không phải là phản biện chính sách công khai vì lợi ích chung màcó thể là các hoạt động mang tính “sân sau”, “đi đêm”, tham nhũng, miễn sao đạt được lợi ích cục bộ cho họ.

Xin ông cho một vài ví dụ cụ thể về những chính sách bị chi phối bởi nhóm lợi ích tiêu cực?

Lợi ích nhóm chi phối chính sách biểu hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Một chính sách có thể là thể là một chủ trương, một quyết định nào đó của người có thẩm quyền, của cơ quan Nhà nước.

Ví dụ trường hợp một số nhà đầu tư, doanh nghiệp “móc ngoặc” với một số người có thẩm quyền để xây dựng các dự án, chủ trương đầu tư hoặc giành được các dự án “phát triển kinh tế - xã hội” nhằm mục đích kiếm lợi, có chi trả %; người có chức quyền, thoái hóa, biến chất, chỉ chăm lo thu vén lợi ích cá nhân, chỉ phê duyệt cho đơn vị, cá nhân nào “biết quan hệ”, “biết điều”, chi trả % cao hơn thì sự móc nối của nhà đầu tư và quan chức trong trường hợp này chính là lợi ích nhóm và chính sách bị chi phối là chính sách đầu tư.

Ví dụ khác, một nhóm người có chức, có quyền chi phối chính sách về đề bạt, bổ nhiệm, điều động cán bộ, chỉ bổ nhiệm người có quan hệ lợi ích nhóm với mình (chẳng hạn bổ nhiệm vào các chứcdanh chủ chốt tại các công ty sân sau do Nhà nước làm chủ sở hữu, nắm quyền chi phối) mà không xem xét năng lực có thật sự xứng đáng hay không cũng là biểu hiện của lợi ích nhóm.

Nói chung lợi ích nhóm biểu hiện rất đa dạng và tinh vi, tồn tại trong nhiều lĩnh vực đến mức báo động nên Đảng và Nhà nước mới phải tích cực ngăn chặn như hiện nay và mới có chỉ đạo trên của Thủ tướng.

Tác hại của việc để các nhóm lợi ích chi phối đến chính sách là gìthưa ông? Hàng nghìn giấy phép con gây khó khăn cho doanh nghiệp thời gian qua có phải là một trong những biểu hiện của lợi ích nhóm?

Tác hại của nhóm lợi ích (tiêu cực) chi phối chính sách đương nhiên là làm cho chính sách bị “méo mó”, không phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng, của nhân dân, của đất nước mà chỉ phục vụ cho lợi ích cục bộ của một số người.

Những chính sách bị méo mó như vậy cũng sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội. Ngoài ra, có nhiều tác hại về mặt vĩ mô khác về mặt kinh tế, chính trị thì nhiều người cũng đã bàn, Đảng và Nhà nước cũng đã thấy như nó làm xói mòn niềm tin của người dân; làm đảo lộn chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội…

Về việc tồn tại hàng nghìn giấy phép con có phải là biểu hiện của lợi ích nhóm hay không thì tôi cũng không có cơ sở, căn cứ để khẳng định. Tuy nhiên, “giấy phép con” với những điều kiện ngặt nghèo, thủ tục hành chính nhiêu khê có khả năng sinh ra lợi ích nhóm và lợi ích nhóm lại càng làm “giấy phép con” trở nên khó khăn hơn.

Như chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh khẳng định, nhiều người giàu lên nhờ “giấy phép con” và cách làm giàu trong trường hợp này có thể có bóng dáng của lợi ích nhóm.

Lợi ích nhóm trong chính sách không thể hình thành nếu không có sự tiếp tay của một bộ phận cán bộ, công chức tha hóa, biến chất. Tuy nhiên, việc bắt những cán bộ này chịu trách nhiệm là điều rất khó. Theo ông, đâu là giải pháp cho tình trạng này?

Để xử lý “một bộ phận không nhỏ” cán bộ tha hóa, biến chấtthì theo tôi cần phải có chế tài đủ mạnh để xử lý, răn đe. Việc xử lý phải quyết liệt, nghiêm minh và tất nhiên, việc xửlý tội phạm tham nhũng cần phải làm rốt ráo, quyết liệt hơn nữa.

Thực tế cho thấy việc phát hiện tham nhũng rất khó, chủ yếu do người dân và báo chí phanh phui; trong khi nhiều tội phạm tham nhũng đưa ra xử lý thì chỉ bị xử án treo! Việc phát hiện, xử lý như thế rõ ràng không hiệu quả, không đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa và cứ thế tham nhũng cứ tiếp diễn, lợi ích nhóm cứ âm ỉtồn tại và phát triển.

Như trên đã nói, lợi ích nhómchi phối chính sách chủ yếu được thực hiện bằng thủ đoạn tiêu cực mang tính “đi đêm”, đút lót, tham nhũng; lợi ích nhóm cấu kết và hình thành trong vùng tối, kẽhở, sự rối rắm, mù mờ của chính sách và luật pháp.

Do đó, để ngăn chặn thì cần phải minh bạch, công khai hóa việc xây dựng và ban hành các chính sách. Minh bạch cũng là để người dân kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò làm chủ của mình.

Đồng thời cũng phải có các chế tài đủ mạnh và nghiêm khắc để xử lý hành vi vi phạm; việc xử lý phải quyết liệt, nghiêm minh và hy vọng rằng Thủ tướng sẽ có những chỉ đạo, giải pháp tối ưu để hoàn thành sứ mệnh “xóa lợi ích nhóm chi phối chính sách” như đã phát biểu.

Trao đổi vớibáo điện tử Một Thế Giới, ông Đậu Anh Tuấn - Tưởng banPháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, trong các giấy phép kinh doanh và điều kiện kinh doanh thì biểu hiện của các nhóm lợi ích tương đối phổ biến và đa dạng.

Trước hết là việc luôn tìm cách đặt ra giấy phép, thủ tục xin - cho mỗi khi có dịp cho dù hiệu quả quản lý không rõ ràng, có nhiều biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn. Khi có xin - cho thì doanh nghiệp phải đi cầu cạnh, xin xỏ và muốn có được thì phải chi phí không chính thức…

Trong một hội thảo gần đây VCCI tổ chức, nhiều doanh nghiệp ngỡ ngàng khi ngành của họ đột nhiên được khôi phục lại giấy phép dù nó đã được bãi bỏ từ đầu những năm 2000 khi thực hiện Luật Doanh nghiệp 1999, thủ tục xin cho rất phiền hà dù không rõ nhằm mục tiêu gì khi ngành đang phát triển rất tốt, không có vấn đề gì lớn mà cần phải siết chặt quản lý. Các doanh nghiệp nghingại về động cơ của những người đặt ra giấy phép là gì nếu không nhằm mục tiêu tạo quyền cấp?

Nhóm lợi íchcũng có thể là việc đặt ra các điều kiện kinh doanh, rào cản gia nhập thị trường rất khó khăn để tạo thuận lợi cho một số doanh nghiệp nhất định đang độc chiếm thị trường;các doanh nghiệp mới, trẻ dù có thể năng lực tốt, dịch vụ tốt, giá cả cạnh tranh nhưng không thể tham gia thị trường được. Những quy định này có thể mang lại lợi ích cho một ít người nhất định nhưng gây thiệt hại cho cho các doanh nghiệp khác, cho nền kinh tế và người tiêu dùng. Nó cũng đi ngược lại với tinh thần tạo thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp.

Lợi ích nhóm cũng có thể biểu hiện dưới dạng quy trình thủ tục xin - cho không minh bạch, mập mờ, các điều kiện có thể hiểu cho những cách khácnhau. Đây là mảnh đất màu mỡ cho những vòi vĩnh, nhũng nhiễu trên thực tiễn.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhóm lợi ích phổ biến trong giấy phép và điều kiện kinh doanh