Nhiều ứng cử viên trẻ tuổi ủng hộ quyền tự quyết cho Hồng Kông đã chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Hội đồng lập pháp đặc khu. Theo nhiều chuyên gia, kết quả bầu cử này sẽ khiến quan hệ giữa chính quyền Bắc Kinh và đặc khu thêm căng thẳng.
Sáng sớm5.9, cuộc bầu cử cơ quan lập pháp Hồng Kông đã kết thúc với 2,2 triệu cử tri đi bầu. 90% số phiếu bầu được kiểm tính đến trưa5.9 đã cho thấy cácứng cử viên ủng hộ dân chủ và quyền tự quyết cho Hồng Kông chiếm ít nhất một phần ba trong70 ghế Hội đồng lập pháp Hồng Kông. Với số ghế này, họ có thể lật ngược cácquyết định của chính phủ đặc khu.
Trong số cácứng cử viên ủng hộ quyền tự quyết thắng cử có La Quán Thông 23 tuổi, một trong những thủ lĩnh của “Cách mạng dù” năm2014 và là đại diện của đảng Demosistō (có nghĩa là "Đứng lên vì dân chúng”).
La Quán Thôngđã giành được một ghế với số phiếu cao thứ hai chỉ sau bà Diệp Lưu Thúc Nghi, ứng cứ viên có tư tưởng thân Trung Quốc trong cuộc đua giành 6 ghế đại diện cho đảo Hồng Kông (đảo nằm phía nam đặc khu Hồng Kông).
Trong cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp, cử tri sẽ chọn 35 nhà lập pháp dựa theo khu vực địa lý và 35 người khác dựa theo các ngành thương mại.Theo báoSouth China Morning Post, các ứng cửviên thân Trung Quốc vẫn sẽ chiếm đa số ghế trong Hội đồng lập pháp nhờ phiếu bầu ở các khu vực xem vấn đề thương mại với Trung Quốc là quan trọng.
Cácnhà lập pháp thế hệ mới sẽ đụng chạm chính quyền Bắc Kinh
Nhà phân tích chính trị Lâm Hòa Lập thuộc Đại họcTrung văn Hồng Kông đánh giá số ghế đáng kể mà các ứng cử viên ủng hộ quyền tự quyết giành được là lời khiển trách nghiêm khắc dành cho chính sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chính quyền Hồng Kông dưới quyềnquản lý của đặc khu trưởng Lương Chấn Anh nhằm chèn ép dân chủ và hạn chế tự do tại Hồng Kông.
Nhiều nhà phân tích khác nhận định số lượng cử đibầu kỷlục (2,2 triệu cử tri, chiếm 58% dân số Hồng Kông) cho thấy người dân đặc khu quan tâm đến tương lai của bản thân cũng như đến cách thứcmà đặc khu được quản lý.
Ngoài ra, giới phân tích cũng lưu ý đến sự thay đổi thế hệ khi cử tri bầu cho các ứng cử viên thế hệ mới để đại diện cho họ tại Hội đồng lập pháp đặc khu. Cácứng cửviên kỳcựu như ông Lý Trác Nhân và bà Hà Tú Lan đều bị mất ghế dù có thành tích làm việc tốt.
Cử tri Hồng Kông bầu Hội đồng lập pháp đặc khu -Ảnh: South China Morning Post
Theo giáo sư Lưu Khải Gia, phó chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu Hồng Kông và Macau, với số nhà lập pháp thế hệ mới, cơ quan lập pháp đặc khu sẽ chia rẽ hơn và thiếu người lãnh đạo. Thậm chí, ông Lưu còn cho rằng sẽ có nhiều nhà lập pháp ngả về đường lối cực đoan.
Còn nhà phân tích chính trị Thái Tử Cường cho biết: “Nếu cácnhà lập pháp có động thái đòi quyền tự quyết cho Hồng Kông, họsẽ đụng chạm mạnh đến chính quyền Bắc Kinh”.
Nhà phân tích Lâm đánh giá chính quyền Bắc Kinh có thể lợi dụng những hành động cực đoan của các nhà lập pháp ủng hộ quyền tự quyết để tăng cường kiềm chế tốc độ dân chủ của Hồng Kông hơn nữa.
Ông Lâm cho biết thêm khi điều đó xảy ra, các nhà lập pháp này sẽ dùng đến cácchiến thuật trái với quy tắc và giành nhiều thời gian đấu tranh trên đường phố sau khi nhận ra rằng họ không làm được gì nhiều trong Hội đồng lập pháp vốn vẫn do phe ủng hộ Bắc Kinh chiếm đa số.
Cẩm Bình (theo Straits Times)