Bất chấp Ukraine nỗ lực kêu gọi, không ít quốc gia quyết định từ chối lời mời tham dự hội nghị hòa bình do Kyiv tổ chức.
Chuyển động

Nhiều nước không tham dự hội nghị hòa bình do Ukraine tổ chức

Cẩm Bình 05/06/2024 16:10

Bất chấp Ukraine nỗ lực kêu gọi, không ít quốc gia quyết định từ chối lời mời tham dự hội nghị hòa bình do Kyiv tổ chức.

nhieu.jpg

Hội nghị hòa bình quốc tế chuẩn bị diễn ra tại Thụy Sĩ trong 2 ngày 15 - 16.6. Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố có hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế xác nhận cử đại diện sang dự. An ninh hạt nhân, an ninh lương thực, trao trả tù nhân chiến tranh là ba trọng điểm của hội nghị.

Tuy nhiên, cũng đã có quốc gia từ chối. Đầu tuần qua trang BNE Intellinews dẫn lời giới chức Ả Rập Saudi cùng một số nước Trung Đông thông báo không tham dự vì Nga không góp mặt. Cuối tuần trước phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh từ chối khéo bằng tuyên bố: “Chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng hội nghị hòa bình quốc tế nên có sự công nhận của cả Nga lẫn Ukraine, các bên tham dự bình đẳng và thảo luận công bằng về mọi kế hoạch hòa bình. Nếu không hội nghị khó lòng đóng vai trò khôi phục hòa bình thực chất. Công tác tổ chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu từ Trung Quốc cũng như từ cộng đồng quốc tế nên chúng tôi khó lòng tham dự”.

Sau Trung Quốc, lần lượt Pakistan và Brazil tuyên bố vắng mặt. Trang The Tribune dẫn nguồn tin tiết lộ Islamabad muốn giữ thế trung lập. Trang RBC Ukraine thì cho biết Brasília nhận định hội nghĩ chẳng thể giải quyết được vấn đề gì khi không đầy đủ hai bên tham chiếm.

Dù Mỹ xác nhận cử đại diện, nhưng quan chức sang dự là Phó tổng thống Kamala Harris và Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan chứ không phải Tổng thống Joe Biden như ông Zelensky mong đợi. Cuối tháng trước, trang Bloomberg tiết lộ nhà lãnh đạo Mỹ quyết định dự một sự kiện gây quỹ tranh cử ở Hollywood (tổ chức cùng thời gian với hội nghị) trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng bước vào giai đoạn vận động nước rút.

Bài liên quan
Bàn đàm phán gần kề: Ukraine có thể giữ được những gì?
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào năm 2022, tình hình khu vực và toàn cầu đã thay đổi sâu sắc. Cuộc chiến không chỉ định hình lại cục diện chính trị Đông Âu mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cường quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều nước không tham dự hội nghị hòa bình do Ukraine tổ chức