Chiều 18/12, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố dự thảo quy chế tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia với nhiều điểm mới về thời gian thi, cách thức đăng ký dự thi, số lượng cụm thi, hình thức thi, điều kiện miễn thi.    

Nhiều điểm mới trong dự thảo kỳ thi THPT quốc gia

Một Thế Giới | 18/12/2014, 19:41

Chiều 18/12, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố dự thảo quy chế tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia với nhiều điểm mới về thời gian thi, cách thức đăng ký dự thi, số lượng cụm thi, hình thức thi, điều kiện miễn thi.    

Theo dự thảo quy chế tổ chức Kỳ thi THPT dự kiến sẽ được tổ chức vào các ngày 1,2,3,4 tháng 7 năm 2015. Theo Bộ GD-ĐT, lịch thi này được lên theo nguyện vọng của đông đảo học sinh và các trường. Điều này sẽ tạo sự ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và có thêm thời gian để các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.
Trong kỳ thi THPT 2015, 8 môn thi sẽ được tổ chức là Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn tối thiểu), gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn thi còn lại.
Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ ngoài 4 môn thi tối thiểu phải dự thi thêm các môn phù hợp với khối thi do trường ĐH, CĐ quy định.
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ các năm trước dự thi để được xét tuyển sinh ĐH, CĐ, phải thi đủ số môn theo yêu cầu tuyển vào ngành đào tạo do trường ĐH, CĐ quy định.
Riêng đối với môn Ngoại ngữ: Thí sinh được miễn thi ngoại ngữ khi là thành viên của đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; có một trong các chứng chỉ theo quy định trong hướng dẫn của Bộ hàng năm. Thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ được tính điểm tối đa cho môn này (thang điểm 20) để xét công nhận tốt nghiệp.
Dự thảo quy chế cũng quy định thành lập các cụm thi tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và giao cho các trường ĐH chủ trì (theo dự kiến có khoảng 34 cụm thi). Tham gia coi thi, chấm thi là cán bộ, giảng viên ĐH, CĐ và giáo viên THPT. Cụm thi có nhiệm vụ tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất 02 tỉnh (cụm thi liên tỉnh).
Đối với những tỉnh có khó khăn, nếu UBND tỉnh đề nghị, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét thành lập cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Khác với những kỳ thi THPT trước, năm 2015 điểm thi sẽ được chấm theo thang điểm 20 thay bằng thang điểm 10. Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm, không quy tròn điểm từng bài thi.
Đối với xét công nhận tốt nghiệp sẽ sử dụng kết quả 4 môn thi với điểm trung bình cả năm lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp. Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không có bài thi nào từ 2,0 điểm trở xuống được xét công nhận tốt nghiệp và được cấp chung một loại Bằng tốt nghiệp THPT.
Đối với việc xét tuyển vào ĐH, CĐ: Các trường ĐH, CĐ duy trì các khối thi như những năm trước đây. Ngoài ra, các trường có thể mở rộng tổ hợp các môn thi khác theo yêu cầu tuyển sinh của trường (theo tỷ lệ 75% khối thi truyền thống và 25% tổ hợp mở rộng) và tạo điều kiện cho thí sinh có thêm lựa chọn đăng ký xét tuyển. Nếu thay đổi các khối thi truyền thống và các tổ hợp môn thi đã sử dụng để xét tuyển, các trường phải báo cáo Bộ GDĐT và thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường, các phương tiện thông tin đại chúng trước ít nhất 3 năm.
Mỗi thí sinh có 4 giấy báo điểm có điểm in mã vạch và có đặc điểm nhận dạng khác nhau cho mỗi đợt xét tuyển. Trong mỗi lần xét tuyển được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng của trường đó.
Cuối năm lớp 12, Bộ GD&ĐT sẽ có công văn hướng dẫn ôn tập cho học sinh, chủ yếu là tổ chức ôn tập như thế nào để học sinh có thể tham gia thi hiệu quả.

Nguyệt Vũ

Bài liên quan
ĐBQH: Nhiều giáo viên đang 'ngại' xử lý vi phạm của học sinh
ĐBQH cho rằng đang thiếu các quy định về bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều giáo viên né tránh, ngại xử lý vi phạm của học sinh, hạn chế trao đổi thông tin đối với gia đình và học sinh...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều điểm mới trong dự thảo kỳ thi THPT quốc gia