Sáng 16.11, Quốc hội thảo luận về về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Tại đây, nhiều đại biểu quốc hội không đồng tình tách Luật GTĐB thành 2 luật.

Nhiều đại biểu quốc hội không đồng tình tách đôi Luật GTĐB

Lam Thanh | 16/11/2020, 13:19

Sáng 16.11, Quốc hội thảo luận về về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Tại đây, nhiều đại biểu quốc hội không đồng tình tách Luật GTĐB thành 2 luật.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho rằng việc tách Luật giao thông đường bộ (GTĐB) hiện hành là không hợp lý.

tran-thi-dung.jpg
ĐBQH Trần Thi Dung phát biểu - Ảnh: VPQH

Theo ông Thắng, hơn 10 năm qua, khi thực hiện Luật GTĐB, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chịu trách nhiệm quản lý tổng thể, toàn diện, xuyên suốt, góp phần quan trọng cho phát triển, đầu tư mạng lưới giao thông đường bộ. Công tác đảm bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật có những tiến bộ tích cực dù vẫn còn khó khăn.

“Giao thông đường bộ là một hệ thống nhất được liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, người điều khiển, người tham gia giao thông và quy tắc giao thông đường bộ. Nếu trong trường hợp cả 2 bộ cùng tham giam quản lý, thì khi có vụ việc xảy ra thì bên nào sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp?”, ông Thắng nói.

Cũng theo đại biểu Thắng, nếu tách luật sẽ phá vỡ kết cấu, vốn đã hợp lý, logic hay nói rộng ra là phá vỡ những quy luật, nền tảng, hệ thống phát luật nước nhà, tạo tiền đề hết sức nguy hiểm trong xây dựng pháp luật.

Ông Thắng khẳng định, trong trường hợp tách thì sẽ không giữ tên là “Luật GTĐB” mà phải đổi tên khác để phù hợp với nội hàm vì chỉ còn 2 thành tố là hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) cũng cho rằng việc tách ra làm 2 luật, trước hết không phù hợp với chủ trương của Đảng về việc nhằm tập trung phát huy lực lượng quân đội, công an chính quy.

Ông Sinh không đồng tình việc chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe còn tồn tại là nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn giao thông nên cần phải chuyển sang Bộ công an.

Đại biểu này dẫn chứng thống kê cho thấy số người chết do tai nạn giao thông tính trên 100.000 giấy phép lái xe được cấp đang giảm. Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu do ý thức người tham gia giao thông và điều khiển phương tiện giao thông gây ra. Có tới 90% các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra đối với người điều khiển phương tiện giao thông có thâm niên lái xe từ 7-10 năm.

ĐBQH tỉnh Quảng Trị cũng cho biết trong thực tế, hầu hết các văn bằng, giấy tờ hành chính đều có giả, thậm chí có cả tiền giả. Vậy thì giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu, sổ hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân không phải nhiệm vụ ngoại lệ. Do đó, nếu như cứ xuất hiện văn bằng giả, giấy tờ giả, tiền giả đang được quản lý bởi cơ quan này thì lại chuyển sang cơ quan quản lý khác rất không hợp lý, gây rối xã hội.

Do đó, ông Sinh đề nghị không chuyển thẩm quyền quản lý giấy phép lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, đồng thời đề nghị Quốc hội không tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật.

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cũng cho biết ông không đồng tình tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật, đồng thời đề nghị Quốc hội nên lấy ý kiến có nên tách luật hay không, sau đó mới tiến hành các bước tiếp theo.

Đại biểu Trần Thị Dung, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng việc trình dự án luật này chưa tuân thủ đầy đủ trình tự theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Một số chính sách chưa được đánh giá tác động hoặc đánh giá về sự thay đổi.

Ví dụ như về đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe, báo cáo đánh giá tác động không chỉ ra bất cập khi tổng kết 10 năm thực hiện luật hiện hành. Trong khi đó vấn đề này liên quan rất lớn đến 2.000 công chức, viên chức đang thực hiện nhiệm vụ. Lực lượng thanh tra giao thông đang gắn liền với giao thông đường bộ (GTĐB).

“Vậy lực lượng này có tiếp tục tồn tại, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình hay không, nếu không thì đánh giá tác động chuyển lực lượng này làm nhiệm vụ gì?”, bà Dung đặt vấn đề.

Cũng theo Đại biểu Trần Thị Dung, theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thì việc tách thành 2 luật cũng chưa báo cáo Quốc hội một cách đầy đủ. Do vậy, tên Luật GTĐB (sửa đổi) còn nguyên nghĩa không? Bà Dung đề nghị để Quốc hội khoá 15 xem xét vấn đề này để cơ quan chuẩn bị có thêm thời gian nghiên cứu, đánh giá.

Ở góc độ hiệp hội, không đồng tình tách Luật GTĐB, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam phân tích, trong quản lý hoạt động GTVT và giao thông đường bộ, đảm bảo hiệu quả và an toàn luôn là hai mục tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra thành 2 luật sẽ thiếu sự đồng bộ, nhất quán, hài hòa khi xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cho rằng hầu hết nội dung trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ hiện hành. Trong khi báo cáo tổng kết thi hành Luật Giao thông đường bộ 2008 cho thấy, các nội dung của luật về cơ bản được triển khai có hiệu quả, không thấy có nội dung nào vướng mắc đến mức phải tách thành 2 luật.

“Luật GTĐB là một trong các luật chuyên ngành GTVT, nếu tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật thì có cần tách các luật khác như Luật Đường thủy nội địa, Luật Đường sắt... thành 2 luật không?”, Hiệp hội Vận tải ôtô đặt vấn đề.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều đại biểu quốc hội không đồng tình tách đôi Luật GTĐB