Trong 110 doanh nghiệp (DN) ở ĐBSCL đưa cổ phiếu (CP) tham gia sàn giao dịch chứng khoán, có 72 doanh nghiệp giao dịch trên sàn UPCoM. Bên cạnh những DN “ăn nên làm ra” đi thẳng lên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM, vẫn còn nhiều DN trong vùng ì ạch trên sàn UPCoM. Giá CP các DN có nợ xấu nhiều và làm ăn kém hiệu quả cứ loay hoay từ vài trăm đồng đến năm, ba ngàn đồng 1 CP, trong khi giá CP nhiều sàn giao dịch chứng khoán khác tăng lên vùng vụt.

Nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp ĐBSCL ì ạch trên sàn UPCoM

Văn Kim Khanh | 14/11/2021, 19:44

Trong 110 doanh nghiệp (DN) ở ĐBSCL đưa cổ phiếu (CP) tham gia sàn giao dịch chứng khoán, có 72 doanh nghiệp giao dịch trên sàn UPCoM. Bên cạnh những DN “ăn nên làm ra” đi thẳng lên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM, vẫn còn nhiều DN trong vùng ì ạch trên sàn UPCoM. Giá CP các DN có nợ xấu nhiều và làm ăn kém hiệu quả cứ loay hoay từ vài trăm đồng đến năm, ba ngàn đồng 1 CP, trong khi giá CP nhiều sàn giao dịch chứng khoán khác tăng lên vùng vụt.

Tiêu biểu là CP AGF của Công ty cổ phần (CP) xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. Công ty này thành lập năm 1995. Năm 2020 lên giao dịch trên sàn UPCoM. Tuy nhiên, trong dòng tiền cuồn cuộn chảy vào chứng khoán thì CP này hiện ít được chào đón và giá chỉ dừng ở mức vài ngàn đồng. Mở cửa phiên giao dịch ngày 12.11, CP AGF có giá 4.300, cao nhất trong ngày giá 4.800 đồng và chốt phiên giao dịch chốt giá 4.500 đồng. Tổng tài sản đến hết quý III/2021 hơn 435 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 548 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập DN -38 tỷ đồng... Các chỉ số trên cho thấy vì sao giá CP công ty này trong 12 tháng qua chỉ dao động ở mức 2.600 đồng đến 6.000 đồng.

agf-moi.jpg
Công ty cổ phần (CP) xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. Ảnh TL

Công ty CP Ntaco ( UPCoM: ATA). Đây là công ty sản xuất thực phẩm. Giá CP ATA mở cửa ngày 12.11 là 4.000 đồng. Giá chốt phiên trong ngày 4.000 đồng. Giảm 600 đồng so với phiên trước. Trong 12 tháng qua, giá CP dao động từ 1.200 đồng đến 5.200 đồng. Tổng tài sản đến 31.12.2020 hơn 26 tỷ đồng. Nợ phải trả hơn 506 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN -5 tỷ đồng. Qua một vài con số về vốn, về nợ và lợi nhuận sau thuế cũng đủ thấy vì sao giá CP của DN nghiệp này trên sàn UPCoM quá èo uột.

Công ty CP Việt An ( UPCoM: VAF), là công ty sản xuất thực phẩm ở An Giang. Mở cửa phiên giao dịch ngày 12.11 giá CP là 1.800 đồng, tăng 200 đồng so với phiên hôm trước và chốt phiên giá vẫn 1.800 đồng. Trong 12 tháng qua, CP giá dao động từ 300 đến 1.800 đồng. Tổng tài sản đến quý III/2020 hơn 53 tỷ đồng. Tổng số nợ phải trả hơn 2.014 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN cuối quý III/2020 hơn 17 tỷ đồng. Đây là lý do tại sao giá CP AVF vẫn nằm dưới giá 2.000 đồng thời gian dài.

cad.jpg
Công ty CP chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex. Ảnh TL

Công ty CP chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex (UPCoM; CAD), là công ty sản xuất thực phẩm. Phiên giao dịch ngày 12.11 giá 2.800 đồng, tăng 300 đồng so với phiên trước. Trong 12 tháng qua, giá CP giao dịch từ 1.200 đồng đến 2.800 đồng. Tổng tài sản công ty đến quý III/2021 hơn 925 tỷ đồng. Nợ phải trả hơn 1.043 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN -1.5 tỷ đồng.

Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải (UPCoM: JOS), là công ty sản xuất thực phẩm. Chốt phiên giao dịch chứng khoán ngày 12.11, giá CP JOS lên 3.300 đồng, tăng 400 đồng so với phiên trước đó. Trong 12 tháng qua CP giao dịch từ 1.000 đến 3.400 đồng. Tổng tài sản công ty đến quý III/2021 hơn 247 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả 535 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN đến cuối quý III/2021 hơn 1 tỷ đồng. Nhìn vào số nợ phải trả và lợi nhuận sau thuế cũng đủ hiểu vì sao giá CP của DN này giao dịch với mức giá quá thấp.

cty-cp-hung-vuong.jpg
Công ty CP Hùng Vương. Ảnh TL

Một công ty một thời cũng nổi đình nổi đám trong làng nuôi trồng và chế biến thủy sản ở ĐBSCL, đó là Công ty CP Hùng Vương ( UPCoM: HVG). Đây là công ty sản xuất thực phẩm. Thế mạnh nhất một thời của công ty này là nuôi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu. Chốt phiên giao dịch ngày 12.12 CP HVG là 3.400 đồng, tăng 400 đồng so với phiên trước. Trong 12 tháng qua, giá giao dịch trên sàn cao nhất là 5.100 đồng và thấp nhất là 2.000 đồng. Tổng tài sản đến quý I/2020 hơn 7.792 tỷ đồng, tổng nợ phải trả hơn 7.134 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN quý IV/2020 là -250 tỷ đồng. Đây là một DN có nhiều chương trình lớn nhưng sóng gió thị trường từ những năm 2008 đến nay đã làm tan vỡ những dự định lớn của DN.

Một chuyên gia chứng khoán tại Cần Thơ cho rằng: “Trong hơn 70 CP giao dịch trên sàn UPCoM, có đến gần gần 40% CP có giá thấp, giao dịch với số lượng ít. Nguyên nhân chính là các DN đại chúng này làm ăn kém hiệu quả, nợ nần chồng chất. Có nhiều DN số nợ cao hơn số tài sản của công ty từ 5-10 lần, thậm chí cao hơn tài sản DN hàng chục lần. Trong khi dòng tiền đổ rất mạnh vào thị trường chứng khoán thì các DN không có cơ hội thu hút vốn đầu tư và vươn lên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp ĐBSCL ì ạch trên sàn UPCoM