Việc chính phủ Nhật sẽ sửa chính sách ODA, ngoài vấn đề kinh tế còn có mục đích cảnh giác Trung Quốc đang mở rộng tầm ảnh hưởng ở các nước đang phát triển thông qua cách cho vay “khủng”.

Nhật Bản sửa chính sách ODA để đối trọng với Trung Quốc

Bảo Vĩnh | 05/09/2022, 11:22

Việc chính phủ Nhật sẽ sửa chính sách ODA, ngoài vấn đề kinh tế còn có mục đích cảnh giác Trung Quốc đang mở rộng tầm ảnh hưởng ở các nước đang phát triển thông qua cách cho vay “khủng”.

Theo báo Nhật Yomiuri Shimbun ngày 5.9, chính phủ Thủ tướng Fumio Kishida có kế hoạch xem xét lại Hiến chương Hợp tác phát triển (DCC) vốn là bộ hướng dẫn chính sách Viện trợ Phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật để giúp đỡ các nước đang phát triển.

DCC nhấn mạnh chính phủ Nhật “sẽ sử dụng viện trợ nước ngoài một cách hiệu quả và chiến lược hơn để bảo đảm lợi ích quốc gia, cụ thể là để duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng của đất nước, tạo môi trường quốc tế ổn định, minh bạch cũng như duy trì, bảo vệ trật tự quốc tế trên cơ sở các giá trị phổ quát”.

Kế hoạch sửa đổi DCC sẽ được tiến hành trong quý 1/2023, một ủy ban sẽ sớm được lập và dự kiến đến cuối năm 2022 sẽ có bản kiến nghị sửa đổi, theo các nguồn tin của Yomiuri.

Báo Nhật viết chính phủ Nhật có ý sử dụng chính sách ODA vào việc nêu bật chủ trương hướng đến một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở và tăng cường an ninh kinh tế vào lúc Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế để mở rộng tầm ảnh hưởng ở các nước phát triển, thông qua sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI).

Tuy nhiên, việc Bắc Kinh áp dụng biện pháp cho vay lớn đã đẩy các nước đối tác vào cảnh nợ “ngập đầu”, không còn khả năng trả nợ. Ví dụ mới nhất là sau khi dùng tiền vay từ Trung Quốc để xây cảng Hambantota, chính phủ Sri Lanka đã không thể trả nợ do lãi suất cao, buộc phải giao quyền điều hành cảng cho Trung Quốc vào năm 2017, dưới hình thức cho thuê 99 năm.

Từ những sự cố không thể trả nợ vay Trung Quốc, chính phủ Nhật muốn tạo sự khác biệt hẳn hoi với Trung Quốc, bằng cách minh bạch trong viện trợ và sẽ quảng bá khu vực trong DCC sắp được sửa đổi.

Chính phủ Nhật cũng sẽ cố gắng có các giải pháp để tái củng cố những chuỗi cung ứng, để đối phó cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và tình trạng thiếu năng lượng (xảy ra chủ yếu bởi cuộc chiến của Nga ở Ukraine) và cũng để khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19.

Khoản chi ngân sách ODA của Nhật đã có khuynh hướng giảm từ sau khi đạt đỉnh 1.1688 ngàn tỉ yen trong năm tài khóa 1997. Trong năm tài khóa 2022, khoản chi này giảm gần một nửa còn 561,2 tỉ yen. Do tình hình khó khăn tài chính này, nhiều khả năng Nhật sẽ không tăng kể khoản viện trợ ODA cho các nước đang phát triển.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật nói “cần phải chọn lọc và chú trọng những giải pháp thích đáng”.

Nhằm mục tiêu sửa đổi DCC, Bộ Ngoại giao Nhật đã đề xuất khoản ngân sách ODA 110 tỉ yen cho năm tài khóa 2023, tức tăng khoảng 20 tỉ yen so với năm tài khóa 2022. Bộ dự tính cấp khoản chi đã tăng này cho những dự án như phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước trong khu vực , theo các nguồn tin của Yomiuri.

Trước đây, Nhật lập Hiến chương ODA và từ đó đã xem xét sửa đổi 2 lần vào các năm 2003 và 2015. Hiến chương này được đổi tên thành DCC trong lần sửa đổi năm 2015.

Bài liên quan
Yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Công điện số 307/CĐ-TTg ngày 8.4.2022 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản sửa chính sách ODA để đối trọng với Trung Quốc