Trong số các giải pháp giảm khí thải mà Nhật Bản đề xuất, có một loại công nghệ có thể giúp các nhà máy điện dùng nhiên liệu hóa thạch bớt gây ô nhiễm hơn nhưng lại kéo dài tuổi thọ của các nhà máy lẽ ra cần phải đóng cửa.
Khoa học - công nghệ

Nhật Bản muốn thúc đẩy công nghệ đồng đốt ở châu Á để giúp hạn chế khí thải

Cẩm Bình 19/12/2023 19:29

Trong số các giải pháp giảm khí thải mà Nhật Bản đề xuất, có một loại công nghệ có thể giúp các nhà máy điện dùng nhiên liệu hóa thạch bớt gây ô nhiễm hơn nhưng lại kéo dài tuổi thọ của các nhà máy lẽ ra cần phải đóng cửa.

cong.jpg
Một số người cho rằng công nghệ đồng đốt có thể tạo điện bằng amoniac hoặc hydro không giúp cắt giảm được nhiều lượng khí thải - Ảnh: Reuters

Ngày 18.12, Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đã tổ chức Hội nghị đầu tiên về "Cộng đồng phát thải ròng bằng 0" (AZEC) với sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, Nhật Bản và Australia.

Tại đây, Nhật Bản đã đề xuất một loạt giải pháp cắt giảm carbon như: tấm pin mặt trời uốn cong được hay trang trại gió ngoài khơi. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất trong số này là công nghệ đồng đốt (co-firing): thay thế một phần than hoặc khí đốt tạo điện bằng amoniac hoặc hydro ít ô nhiễm hơn. Đây là công cụ giảm khí thải tiềm năng cho các quốc gia thiếu đất xây dựng dự án năng lượng tái tạo cũng như quốc gia đã đầu tư vào nhiều nhà máy nhiệt điện có thể hoạt động thêm vài thập kỷ nữa như ở các nước Đông Nam Á.

Theo nhà phân tích Mei Makinouchi (đơn vị nghiên cứu Dai-ichi Life): “Số nhà máy nhiệt điện than tại châu Á được xây dựng muộn hơn loạt nhà máy tại châu Âu và Mỹ rất nhiều, nên việc đóng cửa chúng ngay lập tức là điều vô cùng khó khăn. Ở các nước đang phát triển, thay vì phải loại bỏ ngay tất cả nhiên liệu hóa thạch ở các nhà máy thì chúng nên được hỗ trợ bằng cách giảm lượng than hoặc khí đốt”.

Một số người đánh giá công nghệ đồng đốt quá tốn kém mà tác dụng giảm khí thải không lớn. Công nghệ này vẫn còn trong quá trình phát triển chứ chưa sẵn sàng để được triển khai rộng rãi. Một số đề án đồng đốt amoniac hoặc hydro hiện tại chỉ có thể thay thế 20 - 30% lượng than hoặc khí đốt mà các nhà máy nhiệt điện sử dụng.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất tua bin và nồi hơi cho các nhà máy than và khí đốt của Nhật Bản đang tìm cách xuất khẩu những thiết bị có thể sử dụng với hydro hoặc amoniac.

Giám đốc điều hành Công ty IHI Corporation (bắt đầu nghiên cứu sử dụng ammoniac từ năm 2013) Nobuhiko Kubota cho biết: “Với các quốc gia có nhu cầu điện ngày càng tăng trên khắp châu Á, nhà máy nhiệt điện là phương án duy nhất đủ sức đáp ứng”.

Tranh luận về tiềm năng của công nghệ đồng đốt đã nổ ra sau khi Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28 kết thúc với tuyên bố chung tiếp tục ủng hộ sử dụng khí đốt, dù cam kết loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.

Theo Giám đốc điều hành tổ chức nghiên cứu Essential Services Reform (Indonesia) Fabby Tumiwa, đặt cược vào công nghệ đồng đốt có thể làm trì hoãn nỗ lực triển khai giải pháp cắt giảm carbon bền vững như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió.

Giám đốc Viện nghiên cứu Môi trường toàn cầu (Nhật) Kentaro Tamura cũng lưu ý, không biết chuỗi cung ứng hiện tại có thể cung cấp đủ amoniac hoặc hydro để có thể giảm khí thải ngành điện hay không.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản muốn thúc đẩy công nghệ đồng đốt ở châu Á để giúp hạn chế khí thải