Việc Mỹ-Hàn Quốc bắt đầu tập trận lớn hôm 4.12, trong khi Nhật Bản tích cực chuẩn bị phòng thủ trước nguy cơ Triều Tiên tấn công, chính là những dấu hiệu khối đồng minh này đang mất niềm tin vào triển vọng đàm phán với Bình Nhưỡng.

Nhật Bản lên kế hoạch phòng thủ, đề phòng Triều Tiên tấn công

Trần Trí | 06/12/2017, 13:02

Việc Mỹ-Hàn Quốc bắt đầu tập trận lớn hôm 4.12, trong khi Nhật Bản tích cực chuẩn bị phòng thủ trước nguy cơ Triều Tiên tấn công, chính là những dấu hiệu khối đồng minh này đang mất niềm tin vào triển vọng đàm phán với Bình Nhưỡng.

Một quan chức chính phủ Nhật nói với hãng tin Yahoo News ngày 6.12: “Người ta có thể hỏi tại sao chúng tôi không làm thân với Triều Tiên. Chúng tôi đã làm thân với họ từ 20 năm qua. Ý nguyện đối thoại với Bình Nhưỡng của chúng tôi đã bị phản bội, nói đơn giản là thế”.

Ngày 29.11, Triều Tiên tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang tên Hỏa tinh -15 có thể mang “đầu đạn hạng nặng cực đại” để tấn công lãnh thổ Mỹ, sau đó tự xưng là quốc gia hạt nhân.

Quả tên lửa này đã đạt độ cao hơn 4.500km, bay được 1.000km trong 53 phút trước khi rơi xuống vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.

Vụ phóng này thách đố sức ép quốc tế để buộc Triều Tiên ngưng thử những vũ khí tấn công. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói Bình Nhưỡng đã quyết sản xuất tên lửa “đe dọa bất kỳ nơi nào của thế giới”.

Trước đó vào ngày 20.11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Triều Tiên vào danh sách đen các nước tài trợ khủng bố. Điều này kết thúc hy vọng một sự trừng phạt xăng dầu mạnh lên Triều Tiên sẽ khiến Bình Nhưỡng hết khả năng phóng thêm những quả tên lửa tầm xa khác.

Bình Nhưỡng cũng đã thử hạt nhân 6 lần kể từ tháng 10.2016. Lần thử thứ 5ngày 9.9.2016 được Triều Tiên công bố là thử cho một đầu đạn hạt nhân nổ (một quả bom có thể do một tên lửa phóng đi). Và sau lần thử thứ 6ngày 3.9.2017, Bình Nhưỡng tuyên bố đã kích nổ thành công một quả bom nhiệt hạch (bom H) có sức nổ 160 kiloton, tức 10 lần lớn hơn quả bom thả xuống Hiroshima (Nhật) năm 1945.

Việc Triều Tiên tăng tốc phát triển vũ khí là mối lo ngại hàng đầu của Nhật Bản, đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Tokyo chỉ cách Bình Nhưỡng chưa tới 1.287km nên Cục Phòng vệ Nhật Bản (SDF) phải lên kế hoạch phòng thủ chặt chẽ.

Tuyến phòng thủ đầu tiên là dựa vào các tàu chiến trang bị hệ thống chống phòng chống tên lửa đạn đạo (BMD) Aegis để ngăn chặn các tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ trên biển.

Hãng không gian-quốc phòng Lockheed Martin nói BMD này là phương tiện chiến đấu hàng hải hiện đại nhất thế giới, với khối đồng minh Mỹ-Nhật-Hàn-Úc-Tây Ban Nha và Na Uy đều sử dụng.

Hải quân SDF có 4 tàu khu trục lớpKongo trang bị hệ thống Aegis. Mỗi tàu đặt theo tên một đỉnh núi Nhật: hai chiếc Kongo và Chocai đặt căn cứ ở cảng Sasebo (tỉnh Nagasaki) chiếc Myoko ở cảng Maizubu (tỉnh Kyoto) và chiếc Kirishima ở cảng Yokosuka (tỉnh Kanagawa). 4 tàu chiến này trang bị tên lửa SM-3 của nhà thầu quốc phòng Raytheon (Mỹ).

Tuyến phòng thủ thứ 2gồm các dàn phóng tên lửa trên bộ Patriot (PAC) của hãng Lockheed Martin. Ông Yosuke Nagata, Phó chủ nhiệm Ban kế hoạch chiến lược thuộc Vụ Chính sách quốc phòng ở Bộ Quốc phòng Nhật, nói: “Chúng tôi có 5 điểm phóng, với 2 điểmtên lửa PAC-3 và 3 điểm phóng tên lửa PAC-2 để chặn tên lửa hành trình và tấn công máy bay địch”.

Tên lửa PAC-2 có tầm bắn xa hơn, mang một đầu đạn có thể tiêu diệt một máy bay địch. Tên lửa PAC-3 nhỏ hơn, được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo đang bay giai đoạn cuối. Nhưng nếu cần thì cả hai kiểu tên lửa này đều sử dụng để đánh chặn tên lửa hoặc máy bay đang bay đến. Lockheed Martin giải thích PAC-3 dùng công nghệ “bắn để diệt” nhằm đánh bại tất cả những mối đe dọa.

Vụ Chính sách quốc phòng của Nhật còn có những chương trình lớn để cải thiện khả năng phòng thủ, ví dụ sẽ tăng số tàu khu trục từ 4 lên 8 chiếc, và phát triển hệ thống ngăn chặn thế hệ mới cho tên lửa SM-3 để có thể dàn đặt từ năm 2021.

Trên lý thuyết, chỉ cần 3 tàu chiến mang BMD có thể bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Nhật. Nhưng sẽ giảm chỉ cần2 chiếc mang BMD một khi có tên lửa SM-3 thế hệ mới.

Hiện Nhật dựa mạnh vào “tấm dù” hạt nhân của Mỹ, và chính phủ quyết không chạy đua vũ khí hạt nhân. Nhưng thế giới vẫn còn khoảng 15.000 loại vũ khí hạt nhân, trong đóTrung Quốc có khoảng 270 đầu đạn hạt nhân.

Để bảo vệ Nhật và quyền lợi Mỹ cùng sự ổn định khu vực, lực lượng quân sự Mỹ tại Nhật (USFJ) hiện có khoảng 50.000 quân, 42.000 người lệthuộc (vợ, con đi theo lính Mỹ), 8.000 nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ và 25.000 nhân viên Nhật hoạt động trong USFJ.

Theo USFJ, khoảng 38.000 quân Mỹ bảo vệ lãnh thổ Nhật, 11.000 quân bảo vệ lãnh hải. Họ đóng ở 85 căn cứ khác nhau ở Honshu (đảo chính), Kyushu (đảo lớn hàng thứ 3) và Okinawa (một đảo nhỏ hơn nhưng có tầm quan trọng chiến lược).

Bảo Vĩnh (theo Yahoo News)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản lên kế hoạch phòng thủ, đề phòng Triều Tiên tấn công