Ngày 31.5, Trường đại học Giao thông vận tải, Đại sứ quán Nhật Bản đã phối hợp với Tập đoàn Taisei Rotec (Nhật Bản) tổ chức hội thảo công nghệ sửa chữa, phục hồi và tái chế mặt đường.

Nhật Bản chia sẻ công nghệ sửa chữa, tái chế mặt đường

Trí Lâm | 01/06/2018, 17:49

Ngày 31.5, Trường đại học Giao thông vận tải, Đại sứ quán Nhật Bản đã phối hợp với Tập đoàn Taisei Rotec (Nhật Bản) tổ chức hội thảo công nghệ sửa chữa, phục hồi và tái chế mặt đường.

Ông Nguyễn Văn Long, Chủ tịch Hội đồng Đại học GTVT cho biết, hội thảo nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của Nhật Bản trong các lĩnh vực khảo sát, quản lý, bảo trì và sửa chữa mặt đường với Việt Nam. Những lĩnh vực này rất có ý nghĩa và cần thiết đối với ngành giao thông vận tải của Việt Nam, trực tiếp đóng góp vào quá trình đổi mới toàn diện và hiện đại hóa lĩnh vực bảo trì đường bộ tại Việt Nam.

Đại diện Công ty Taisei Việt Nam, ông Taiji Yanaicho rằng, cơ sở hạ tầng là một phần rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, do dó, Chính phủ Việt Nam cần sử dụng nguồn vốn đầu tư công, ODA hiệu quả để xây dựng những công trình chất lượng cao. Theo đó, việc áp dụng công nghệ mới của Nhật Bản cũng là một cách để nâng cao chất lượng công trình.

Cơ sở hạ tầng đường bộ Việt Nam hiện nay có trên 300.000km đường và khoảng 6.000 cầu. Nhiều hệ thống đường bê tông nhựa và cầu hiện nay đang vào giai đoạn cuối của tuổi thọ, nhu cầu cải tạo và bảo trì rất cao.

Công nghệ tái chế mặt đường của Nhật Bản

Phó tổng giám đốc Tập đoàn Taisei Rotec (Nhật Bản) chia sẻ, một con đường bắt đầu xuống cấp thì cần phải được bảo trì, nếu để xuống cấp hẳn mới bảo trì thì rất tốn kém nguồn lực. Vấn đề này Nhật Bản đã nhận thức được và rất mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm này cho Việt Nam.

“Tập đoàn chúng tôi cũng đang có dự định đầu tư vào Viêt Nam và với công nghệ này, chúng tôi mong muốn có thể chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp của Việt Nam ở lĩnh vực bảo trì và cải tạo đường bộ; áp dụng những công nghệ mới trong xây dựng đường bộ ở Việt Nam. Qua đó, có thể đóng góp vào sự phát triển của hệ thống đường bộ của Việt Nam”, doanh nhân này cho hay.

Ông Masakazu Jomoto (Viện Nghiên cứu Taisei Rotec - Nhật Bản) cho biết PMS là hệ thống quản lý mặt đường thông qua cơ sở dữ liệu đường bộ đã và đang được Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng. Với hệ thống quản lý mặt đường PMS, có thể xây dựng được một chiến lược bảo trì đường bộ có kế hoạch, chủ động đảm bảo các nguyên tắc: đúng việc, đúng chỗ và đúng thời điểm một cách kinh tế nhất. Ngoài ra, còn phần mềm chuyển đổi số liệu CS dùng để chuyển đổi các dữ liệu khác nhau sang tập dữ liệu VPMS/VPMOS như: Các dữ liệu từ dạng bảng tổng hợp dữ liệu ivot; Dữ liệu từ tài sản đường bộ, tình trạng mặt đường, lịch sử bảo trì và lưu lượng xe; Các dữ liệu từ các đoạn trên 1km sang đoạn 100m; Dữ liệu khảo sát mặt đường.

Sơ đồ hoạt động của hệ thống PMS

Các chuyên gia cũng giới thiệu công nghệ sửa chữa và phục hồi, tái chế mặt đường tại Nhật Bản, sử dụng hỗn hợp Asphalt nguội cường độ cao TDM. Đây là hỗn hợp nhựa nguội cường độ cao trong thời đại mới, có khả năng lưu trữ và chống nước cao...được dùng để sửa chữa mặt đường có nhiều ổ gà, sửa chữa vào mùa mưa...

Hội thảo còn nhằm mục đích giới thiệu việc ứng dụng hệ thống quản lý mặt đường để bảo trì đường bộ ở Nhật Bản và làm rõ cách để kết quả đầu ra của dự án phù hợp với công tác bảo trì đường bộ tại Việt Nam. Qua hội thảo các cơ quan, đơn vị liên quan có thể nghiên cứu ứng dụng của hệ thống này phù hợp với điều kiện Việt Nam để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sửa chữa, bảo trì công trình đường bộ.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản chia sẻ công nghệ sửa chữa, tái chế mặt đường