Là người được Quốc hội phê chuẩn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với đa số phiếu tán thành sáng nay (9.4), ông Lê Minh Hưng trở thành người lãnh đạo NHNN trẻ nhất trừ trước đến nay. Một số đại biểu Quốc hội đánh giá cao khả năng của ông Lê Minh Hưng.

Nhận xét của ĐBQH về tân Thống đốc Ngân hàng nhà nước

Dân Trí | 09/04/2016, 17:37

Là người được Quốc hội phê chuẩn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với đa số phiếu tán thành sáng nay (9.4), ông Lê Minh Hưng trở thành người lãnh đạo NHNN trẻ nhất trừ trước đến nay. Một số đại biểu Quốc hội đánh giá cao khả năng của ông Lê Minh Hưng.

Theo đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM, tiến sĩ Trần Du Lịch, ông Lê Minh Hưng có nhiều thuận lợi khi làm Thống đốc NHNN.

"Ông Hưng đã từng là Phó thống đốc NHNN, có nhiều kinh nghiệm nên cũng không phải là người ngoài ngành. Tôi hy vọng ông Hưng sẽ tiếp tục kế thừa quá trình tái cơ cấu của Thống đốc tiền nhiệm đang làm dang dở", ông Lịch nói.

Cũng theo đại biểu Trần Du Lịch, so với Thống đốc tiền nhiệm Nguyễn Văn Bình, khi tiếp quản chức vụ Thống đốc NHNN, với ông Lê Minh Hưng, tình hình hệ thống ngân hàng thuận lợi hơn năm 2011, nhưng cũng đang có những khó khăn. "Ví dụ như việc sắp xếp các ngân hàng thương mại và củng cố thế nào? để nợ xấu gom lại một bước thì phải xử lý như thế nào... Chính sách tỷ giá hối đoán đang phải linh hoạt và phải linh hoạt hơn nữa trong thị trường", ông Lịch nhận xét.

Cũng theo chuyên gia kinh tế, đại biểu Trần Du Lịch, tân Thống đốc cũng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề lãi suất. "Cần phải điều hành thế nào để không thể để lãi suất tăng lên và xử lý tỷ giá linh hoạt để có lợi cho xuất khẩu. Ví như những sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao", ông nói.

Riêng về chính sách tỷ giá, theo đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch, dù ngành ngân hàng có tân Thống đốc nhưng Việt Nam sẽ khó có thể có chuyện "tân quan tân chính sách" với tỷ giá bởi NHNN không phải là ngân hàng độc lập mà là một thành viên chính phủ.

"Lâu nay NHNN thực hiện mục tiêu của chính phủ là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, chính sách tỷ giá, lãi suất không thoát ly được chỉ tiêu chung trong phát triển kinh tế vĩ mô. NHNN Việt Nam khác với ngân hàng trung ương các nước là anh là thành viên Chính phủ, thực hiện nghị quyết của Chính phủ. Mọi người quên rằng, đây là NHNN Việt Nam chứ không phải Fed của Mỹ", ông Lịch phân tích.

Về vấn đề nợ xấu, là một chuyên gia kinh tế, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, Thống đốc mới của NHNN cần phải có giải pháp mạnh dạn hơn như vấn đề mua bán tài sản bởi thị trường mua bán nợ hiện nằm ngoài ngân hàng. "Hay như quyền của chủ nợ trong việc xử lý tài sản thế chấp, tôi có đề nghị nhiều lần về việc hoàn thiện pháp luật về việc này thì mới làm được", ông Lịch nói thêm.

Ngoài ra đại biểu Trần Du Lịch cũng lưu ý về vấn đề lãi suất. Ông nói: "Tôi hy vọng là tân Thống đốc đừng để tăng lãi suất. Vì chừng nào thị trường tài chính trở lên đồng bộ (tức là thị trường tiền tệ thông qua ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán, vốn) phát triển hài hòa thì lúc đó mới giảm áp lực trung hạn, dài hạn và lãi suất mới giảm".

"Hiện nay, ngân hàng vừa lo lãi suất ngắn hạn, trung hạn dài hạn, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ thì rất khó khăn. Vấn đề lớn nhất là mà ngân hàng trung ương nhiệm kỳ vừa rồi NHNN đã giải quyết được là vấn đề lãi suất", ông Lịch nhận xét.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cũng cho rằng, tân Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng là người đã am hiểu về chính sách tiền tệ, hệ thống tài chính quốc gia.

"Với nhiệm kỳ mới thì tôi tin tưởng rằng thống đốc sẽ tiếp tục kế thừa kết quả đạt được của Thống đốc tiền nhiệm, nhất là ưu tiên cho ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo tăng trưởng hợp lý, tiếp tục quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn để đảm bảo được an toàn hệ thống ngân hàng và trở thành huyết mạch cho nền kinh tế và tiếp tục quá trình xử lý nợ xấu", ông Ngân nói.

Theo đại biểu Ngân, để giải quyết nợ xấu, trong thời gian tới, giải pháp tái cơ cấu sẽ hiệu quả hơn. "Tôi nghĩ lãnh đạo mới của NHNN cần nhìn thẳng vào vấn đề này để có giải pháp hữu hiệu. Nhưng cần phải có những bước đi thận trọng và ưu tiên hàng đầu và đảm bảo được tính an toàn hệ thống ngân hàng. Đặc biệt phải tạo được niềm tin vào giá trị tiền đồng, hệ thống ngân hàng Việt Nam", ông Ngân nêu ý kiến.

Nhận xét về tân Thống đốc NHNN, đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo cũng cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng rất lớn vào tân Thống đốc. Ông đã có thời gian dài làm ở Phó Thống đốc rồi, sau đó đi luân chuyển và sau khi đã chín thì trở lại làm Thống đốc. Anh còn đang rất rất trẻ, có thể có những tư duy mới mẻ, sáng tạo".

"Một trong những kỳ vọng lớn nhất mà chúng tôi mong muốn đó là làm sao dòng vốn khơi thông được với doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi doanh nghiệp nếu chỉ dựa vào thế chấp thì không vay được. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi tạo ra việc làm cho thị trường nhưng hiện nay tiếp cận dòng vốn rất khó khăn, NHNN cần phải có sự phân bổ dòng vốn cho hợp lý. Để làm được điều đó thì từ các thông tư nghị định sửa đổi sao cho từ một dự án khả thi thì doanh nghiệp nhỏ và vừa mới vay được vốn, tiếp cận được vốn ngân hàng", ông Tâm nêu.

"Với tân Thống đốc NHNN, doanh nghiệp chúng tôi tất mong chính sách lãi suất, tín dụng, quản lý bền vững, rõ ràng để các doanh nghiệp đi vay được vốn và hoạt động ổn định", ông Đặng Thành Tâm gửi gắm.

Mạnh Quân/Dân Trí
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhận xét của ĐBQH về tân Thống đốc Ngân hàng nhà nước