Các yếu tố bất thường cần được lưu tâm chính là thời gian cuộc gọi, khuôn mặt, màu da, âm thanh, kết nối kém - đều là dấu hiệu của Deepfake.

Nhận diện cuộc gọi lừa đảo Deepfake: Kết nối kém, âm thanh chập chờn

Thu Anh | 08/05/2023, 15:10

Các yếu tố bất thường cần được lưu tâm chính là thời gian cuộc gọi, khuôn mặt, màu da, âm thanh, kết nối kém - đều là dấu hiệu của Deepfake.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) – thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) cảnh báo việc thực hiện cuộc gọi lừa đảo trực tuyến Deepfake, kẻ xấu sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những video hoặc hình ảnh giả, sao chép chân dung tạo ra đoạn video giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo.

Theo tìm hiểu, Deepfake đang là một mối đe dọa đối với sự trung thực và tin cậy của video và hình ảnh. Nó có thể được sử dụng không chỉ để lừa đảo trực tuyến mà còn sử dụng cho các mục đích khác như tạo ra những tin tức giả mạo hoặc phá hoại danh tiếng của người khác…

dau-hieu-giup-tranh-mac-bay-lua-dao-bang-cong-nghe-deepfake.jpg
Cơ quan chức năng đã chỉ ra 5 dấu hiệu của Deepfake - Ảnh: Internet

Các chuyên gia của NCSC cho biết, các yếu tố bất thường cần được lưu tâm chính là thời gian cuộc gọi, khuôn mặt, màu da, âm thanh, kết nối kém - đều là dấu hiệu của Deepfake.

Cụ thể, thời gian của các cuộc gọi Deepfake thường rất ngắn, chỉ vài giây. Khuôn mặt của người gọi thiếu tính cảm xúc và khá “trơ” khi nói hoặc tư thế trông lúng túng, không tự nhiên, hoặc hướng đầu và cơ thể của họ trong video không nhất quán với nhau…

Ngoài ra, màu da của nhân vật trong video bất thường, ánh sáng kỳ lạ và bóng đổ không đúng vị trí, video trông rất giả tạo và không tự nhiên. Đáng chú ý, “âm thanh sẽ không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn bị lạc vào clip hoặc clip không có âm thanh”, NCSC phân tích.

Theo đó, các chuyên gia đề nghị người dân cần cảnh giác và tuyệt đối bình tĩnh; việc phát hiện và ngăn chặn các cuộc gọi Deepfake là cực kỳ quan trọng bởi chúng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mất thông tin cá nhân, tiền bạc và danh tiếng.

Về các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để phát hiện và ngăn chặn cuộc gọi Deepfake, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ TT-TT diễn ra ngày 5.5 vừa qua, ông Trần Quang Hưng - Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết ngay từ thời điểm tiếp nhận phản ánh của người dân về hình thức lừa đảo trực tuyến này, Bộ TT-TT đã phân tích và cảnh bảo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo ông Hưng, liên quan đến cuộc gọi Deepfake, các chính phủ, tổ chức và các tập đoàn công nghệ lớn đang cùng tìm biện pháp, giải pháp kỹ thuật để phát hiện, ngăn chặn.

Trong thời gian chờ giải pháp kỹ thuật cụ thể, Bộ TT-TT đề nghị các cơ quan báo chí tích cực tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để người dân có thể nhận biết được dấu hiệu của các cuộc gọi lừa đảo này để từ đó nâng cao cảnh giác.

Bài liên quan
Google, Facebook, Twitter dễ bị phạt nặng nếu không thể chống các vụ lừa đảo deepfake
Google, Facebook, Twitter cùng các công ty công nghệ khác sẽ phải thực hiện các biện pháp để chống lại các hành vi lừa đảo deepfake và tài khoản giả mạo trên nền tảng của họ hoặc có nguy cơ bị phạt nặng theo quy tắc cập nhật của Liên minh châu Âu (EU).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhận diện cuộc gọi lừa đảo Deepfake: Kết nối kém, âm thanh chập chờn