Tuần báo Navy Times ngày 26.9 (giờ địa phương) đưa tin bốn quan chức có thông tin về tài liệu mật của Nhà Trắng lần đầu tiên tiết lộ: Nhà Trắng vừa ban lệnh cấm các quan chức Lầu Năm Góc phát biểu hay thảo luận công khai về các thách thức quân sự đến từ Trung Quốc.

Nhà Trắng thủ, Lầu Năm Góc công trong đối phó Trung Quốc

Đỗ Duy | 02/10/2016, 17:41

Tuần báo Navy Times ngày 26.9 (giờ địa phương) đưa tin bốn quan chức có thông tin về tài liệu mật của Nhà Trắng lần đầu tiên tiết lộ: Nhà Trắng vừa ban lệnh cấm các quan chức Lầu Năm Góc phát biểu hay thảo luận công khai về các thách thức quân sự đến từ Trung Quốc.

Hồi tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhắc đến tình hình "cạnh tranh nước lớn” đã trở lạitại châu Á-Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang lớn mạnh. Tương tự, Đô đốc John Richardson, tham mưu trưởng hải quân, mô tả Nga và Trung Quốc là hai đối thủ trong “cuộc cạnh tranh nước lớn” với Mỹ về chiến lược biển.

Thế nhưng mới đây, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹđã chỉ đạo các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc phảitừ bỏ cách nói như trên và dùng hình thức diễn đạt khác ít khiêu khích hơn.

Nhà Trắng nói không phải “cạnh tranh nước lớn”

Các quan chức trong chính quyền Obama và một số chuyên gia cho rằng nhận định va chạm Mỹ-Trung là “cạnh tranh nước lớn” là điều không chính xác.

Songmột số chuyên gia khác lại cảnh báo sự việc Bắc Kinh đóng tàu, xây đảo nhân tạo và đưa ra yêu sách chủ quyền thái quá trên Biển Đông và biển Hoa Đông là hành động thù địch với lợi ích Mỹ.

Đồng quan điểm trên, một số chỉ trích ghi nhận lệnh cấm của Nhà Trắng khiến giới quân sự gặp khó khăn trong lý giải các biện pháp cứng rắn cần thiết nhằm ngăn chặn hành độnghung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Chuyên gia hải quân đã nghỉ hưu Bryan McGrath đánh giá: “Lời giải thích của họ (Nhà Trắng)là hành động phức tạp có chủ đích, được lựa chọn nhằm tối thiểu hóa rủi ro trong tiếp cận vấn đề thách thức an ninh nóng bỏng nhất hiện nay”.

Sau khi Tổng thống Obama tham dự hội nghị G20 tại Hàng Châu, Nhà Trắng chỉ đạo cấm Lầu Năm Góc công khai nói đến thách thức quân sự từ Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Chính quyền của Tổng thống Obama cho rằng “cạnh tranh nước lớn” là cách nhìn thiển cận và đơn giản quá mức mối quan hệ phức tạp Mỹ-Trung hiện nay. Một quan chức cấp cao trả lời điện thoại nhận định: “Đối với mối quan hệ này, không có bất cứ điều gì được định trước. Chúng ta không chấp nhận quan điểm rằng chắc chắn phải xảy ra xung đột giữa một cường quốc và một nước mới nổi.”

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Peter Cook từ chối bình luận về chỉ đạo của Hội đồng An ninh Quốc gia: “Như tôi chắc các bạn đã biết, chúng tôi không bình luận về các thảo luận cũng như các văn bản chính sách nội bộ, đặc biệt các vấn đề được thông tin chưa đầy đủ. Và vì vậy tốt nhất chúng tôi nên từ chối bình luận ở đây”.

Nhà Trắng và Lầu Năm Góc vẫn đang tranh cãi về vấn đề làm thế nào để vừa duy trì quan hệ vừa đối đầu với hành vi bành trướng quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Đầu năm nay, một số quan chức quân đội Mỹ đã kêu gọi phản ứng cứng rắn việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông nhằm đe dọa các đồng minh của Mỹ như Philippines.

Hồi thángba, Nhà Trắng cũng đã kêu gọi Lầu Năm Góc không đưa ra các ý kiến tráichiều về động thái của Trung Quốc tại Biển Đông nhằm tránh phức tạp hóa cuộc gặp cấp cao giữa các nguyên thủ quốc hai nước.Tuy nhiên, sau đó Mỹ vẫn áp dụng các biện pháp cứng rắn như điều tàu khu trục áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc và gửi thêm quân, tàu chiến và máy bay đến Phillipines.

Chỉ thị mới nhất được đưa ra hồi tháng 9.2016 sau khi Tổng thống Obama và Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (Trung Quốc).

Bộ Quốc phòng khẳng định “cạnh tranh nước lớn”

“Cạnh tranh nước lớn” đã trở thành trọng tâm trong thông điệp của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter trong bối cảnh quân đội Mỹ đầu tư các loại vũ khí tối tân nhất để đối phó với hai đối thủ “khó chịu” là Nga và Trung Quốc.

Phát biểu tại diễn đàn kinh tế hồi tháng 2.2016, ông Carter nói: “Chúng ta sẽ phải chuẩn bị kỹ càng trước một đối thủ cấp cao… Chúng ta phải chuẩn bị toàn diện về ngân sách, kế hoạch, năng lực và hành động trước những kẻ thù tiềm năng. Chúng ta phải cho họ thấy nếu họ châm ngòi cho cuộc chiến thì chúng ta sẽ là bên có khả năng giành chiến thắng.

Ông giải thích: “Trong bối cảnh hiện nay, Nga và Trung Quốc chính là hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Họ đã và đang phát triển các hệ thống quân sự nhằm tìm cách đe dọa lợi thế của chúng ta tại một số lĩnh vực chuyên biệt. Trong một số trường hợp, họ phát triển các loại vũ khí và các hình thức tác chiến nhằm đạt được mục tiêu nhanh nhất. Tuy nhiên, trước khi mục tiêu được hoàn thành, chúng ta sẽ đáp trả”.

“Cạnh tranh nước lớn” cũng là tư tưởng cốt lõi trong định hướng chiến lược của tham mưu trưởng hải quân Mỹ. Định hướng nàyxác định Nga và Trung Quốc sở hữu “ngày càng nhiều các kho vũ khí chiến đấu hiện đại, trong đó rất nhiều loại có khả năng tấn công các yếu điểm của chúng ta”.

Tin đồn về chỉ đạo “cấm nói” của Hội đồng An ninh quốc gia cũng đã lan tới Quốc hội. Tại phiên điều trần mới đây của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Tom Cotton đã đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford về vấn đề liệu Mỹ có đang “cạnh tranh nước lớn” với Trung Quốc hay không. Hai câu trả lời lần lượt là “có” và “chắc chắn là như vậy”.

Lệnh cấm của Nhà Trắng khiến Lầu Năm Gócgặp khó khăn khi đối phóhành độnghung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong ảnh làimáy bay dân sự Trung Quốc đápxuống đá Chữ Thập ngày 6.1.2016 - Ảnh: THX

Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng

Các cuộc tranh luận làm thếnào để đối đầu với động thái ngày càng hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông và biển Hoa Đông vẫn chưa ngã ngũ. Thực trạng cải tạo đất của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa đã trở thành vấn đề cốt lõi gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ cùng các đồng minh khu vực của Mỹ như Philippines.

Tháng 7 vừa qua, phán quyết của Tòa Trọng tài tại Hà Lan đã giáng một đòn pháp lý mạnh vào Trung Quốc, bác bỏ âm mưu tạo dựng tính pháp lý cho các thực thể tại quần đảo Trường Sa bằng cách xây dựng đường băng và các căn cứ quân sự. Phán quyết khẳng định hoạt động cải tạo các đá, rạn san hô không mang lại quyền bổ sung về tài nguyên đối với vùng nước xung quanh.

Bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài, Trung Quốc sau đó vẫn không chịu rời đi mà tiếp tục đe dọa mở rộng phạm vi yêu sách chủ quyền với một dự án xây đảo mới gần bãi cạn Scarborough cách thủ đô Manila khoảng 140 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Căn cứ quân sự trên bãi Scarborough sẽ trở thành mối đe dọa đối với quân đội Mỹ và các máy bay của Philippines.

Trung Quốc cũng đã bày tỏ thái độ đối với tuyên bố của Nhật về vấn đề biển Hoa Đông, trong đó đề cập Nhật tăng cường hoạt động quân sự và chi tiêu quốc phòng. Năm 2015, Nhật đã thông qua một dự luật chi tiêu quốc phòng lớn kỷ lục nhằm mục đích chủ yếu đáp trả đe dọa từ phía Bắc Kinh.

Lầu Năm Góc: Vừa hợp tác lẫn cạnh tranh

Về phần mình, chính quyền của Tổng thống Obama nói rằng họ không thể “nhắm mắt làm ngơ” trước hành động đe dọa của Trung Quốc đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Một quan chức chính quyền Mỹ cho biết: “Chúng tôi luôn bàn về việc hợp tác toàn diện hết mức có thể. Tuy nhiên chúng tôi thẳng thắn nhìn nhận sự khác biệt giữa hai nước và đang có cạnh tranh giữa hai bên”.

Quan chức này nhấn mạnh: “Dù hoạt động hàng hải của Trung Quốc gây ra rất nhiều căng thẳng là không thể bàn cãi, hoạt động hợp tác phát triển ở các lĩnh vực khác vẫn rất đáng ghi nhận”. Quan chức đã sử dụng “khẩu hiệu” khẳng định mô tả mối quan hệ phức tạp là không có ích lợi gì.

Một số chuyên gia hàng đầu đã bày tỏ ủng hộ cách tiếp cận khôn khéo nêu trên đối với quốc gia đông dân nhất thế giới.

Bonnie Glaser, giám đốc dự án Quyền lực Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, bày tỏ quan điểm: “Quan điểm của tôi là vô ích khi mô tả một mối quan hệ rất phức tạp chỉ trong một câu đơn giản, bất kể mối quan hệ phức tạp này tích cực hay tiêu cực”.

Chuyên gia Michael O’Hanlon tại Viện nghiên cứu Brookings nhận xét rằng chỉ tập trung vào khía cạnh tích cực hay tiêu cực của mối quan hệ trên không phải là chính sách hay. O’Hanlon tin rằng Nhà Trắng đã có bước đi đúng đắn khi có cái nhìn sáng suốt và không đánh giá mối quan hệ song phương hai chiều này một cách quá đơn giản và thiển cận.

Về phía Lầu Năm Góc, người phát ngôn khẳng định quan hệ Mỹ-Trung tập trung vào hai khía cạnh hợp tác lẫn cạnh tranh.

Đô đốc John Richardson (trái), tham mưu trưởng hải quân Mỹ, cùng Đô đốc Trung Quốc Ngô Thắng Lợi trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 7.2016 - Ảnh: AP

Trung tá hải quân Gary Ross bình luận: “Quan hệ Trung-Mỹ bao gồm các yếu tố cạnh tranh và hợp tác. Bộ Quốc phòng, với vai trò như cánh tay đáp trả của chính phủ Mỹ, luôn sẵn sàng đối đầu với bất kỳ kẻ thù tiềm năng nào. Đồng thời chúng tôi đang nỗ lực hết sức nhằm giảm căng thẳng và gia tăng tính minh bạch với Bắc Kinh bằng biện pháp xây dựng lòng tin trong lĩnh vực hải quân và không quân".

Ông khẳng định: "Với mối quan hệ quân sự lâu dài đã được thiết lập từ trước, chúng tôi vẫn sẽ duy trì hợp tác này trong tinh thần công khai và tôn trọng khác biệt”.

Chỉ đạo của Hội đồng An ninh quốc gia khiến những ai xem sức mạnh quân sự lớn mạnh của Trung Quốc là động lực chính cho mối quan hệ Mỹ-Trung và là mối đe dọa cho trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ 2 không khỏi lo lắng.

Bryan McGrath, người đứng đầu Công ty tư vấn The FerrBridge Group (chuyên tư vấn về an ninh hàng hải và an ninh quốc gia) nhận định: “Người dân Mỹ không quan tâm đến chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến. Cái họ cần là sự tái khẳng định vai trò, chức năng của Mỹ đối với an ninh và thịnh vượng của thế giới. Để thực sự đấu tranh trong một cuộc cạnh tranh nước lớn, trước hết phải chỉ cho người Mỹ thấy được vấn đề cốt lõi là gì. Chính quyền cần phải rõ ràng hơn với dân”.

Đỗ Duy
Bài liên quan
Mỹ tài trợ xong 6,6 tỉ USD cho hãng sản xuất theo hợp đồng số 1 thế giới trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng
Bộ Thương mại Mỹ hôm 15.11 cho biết đã hoàn tất khoản tài trợ của chính phủ trị giá 6,6 tỉ USD cho đơn vị TSMC tại Mỹ để sản xuất chất bán dẫn ở thành phố Phoenix, bang Arizona.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà Trắng thủ, Lầu Năm Góc công trong đối phó Trung Quốc