Doodles kỷ niệm sinh nhật lần thứ 77 của cố nhà thơ Xuân Quỳnh được các họa sĩ của Google cách điệu từ một câu thơ nổi tiếng của trong bài thơ "Sóng" của bà “Sóng không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”.

Nhà thơ Xuân Quỳnh được Google vinh danh nhân sinh nhật lần thứ 77

Tiểu Vũ | 06/10/2019, 06:53

Doodles kỷ niệm sinh nhật lần thứ 77 của cố nhà thơ Xuân Quỳnh được các họa sĩ của Google cách điệu từ một câu thơ nổi tiếng của trong bài thơ "Sóng" của bà “Sóng không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”.

Đúng vào lúc 0 giờ ngày 6.10.2019, trên trang chủ tìm kiếm của Google Việt Nam xuất hiện doodles mới - biểu tượng được Google dùng để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 77 (6.10.1942-2019) của cố nhà thơ Xuân Quỳnh.

“Xuân Quỳnh không chỉ là một nhà thơ; bàlà một nhà đấu tranh mạnh mẽ,dũng cảm cho nữ quyền. Bà cũng là ngườiđóngvai trò quan trọng trong lịch sử văn học của Việt Nam.Trong thời chiến, bàđã đứng lên vì hòa bình và tình yêu.Chúng tôi hy vọng rằng mọi người sẽ được truyền cảm hứng từ cô ấy và nhớ lại lời nói của cô ấy một lần nữa” – Google viết trong phần giới thiệu.

Doodles kỷ niệm sinh nhật lần thứ 77 của cố nhà thơ Xuân Quỳnh - Ảnh: Chụp màn hình

Doodles kỷ niệm sinh nhật lần thứ 77 của cố nhà thơ Xuân Quỳnh được các họa sĩ lấy cảm hứng từbài thơ nổi tiếng của nhà thơlàSóngThuyền và biển. Các họa sĩ của nhóm thiết kế cách điệu nhóm các ký tự trong chữ Google trở thành một bức tranh,nổi bật là hìnhảnh nữ sĩ Xuân Quỳnh dịu dàng và đầy chất thơtrong chiếc áo dài truyền thống. Lồng trong hình ảnh của nữ thi sĩ lànhững con sóng bạc đầu trùng trùngcuồn cuộn vỗ tung như câu thơ bà đã viết:Trước muôn trùng sóng bể/Em nghĩ về anh, em/Em nghĩ về biển lớn/Từ nơi nào sóng lên?. Phía trênlàtrời mây và những cánh chim bay chập chờn trên ngọn sóng...

Doodles kỷ niệm sinh nhật lần thứ 77 của cố nhà thơ Xuân Quỳnh được các họa sĩ lấy cảm hứng từbài thơ nổi tiếng của nhà thơ Xuân Quỳnh làSóngvàThuyền và biển.

Trong phần giới thiệu (bằng tiếng Anh)về doodles kỷ niệm ngày sinh của nữ sĩ Xuân Quỳnh Google viết có đoạn: "Sóngkhông hiểu nổi mình, sóng tìm ra tận bể nhà thơ Việt Nam Xuân Quỳnh đã viết như thế trong bài thơ yêu Sóng. Doodle hôm nay, được minh họa bởi các nghệ sĩ khách mời ở TP.HCM nhằm tôn vinh nhà thơ từng đoạt giải thưởng, người được coi là một trong những nhà thơ quan trọng nhất thế kỷ 20 của đất nước bà...”.

Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942-1988) - Ảnh: Tư liệu

Theo giới thiệu của Google doodles được tạo lần này bởi các nghệ sĩ khách mời tên Quang và Liênở TP.HCM cũng nhữngngười làm việc chungdưới bút danh KAA.

Nói về cảm hứng sáng tạo doodles nhân kỷ niệm 77 năm ngày sinh của cố nhà thơ Xuân Quỳnh đại diện nhóm sáng họa sĩ sáng tác cho biết“Ban đầu, chúng tôi muốn mang tất cả những hình ảnh trong bài thơ của Xuân Quỳnh cũng như Hà Nội yêu dấuthời chiến tranh của bà để sáng tác. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định tập trung vào bài thơ nổi tiếng nhất của bà là''SóngThuyền và biển”, như chúng ta đã biết, những bài thơ đã được phổ nhạc và trở nên nổi tiếng…”.

Nhà thơ Xuân Quỳnh cùng chồng là nhà biên kịch-nhà thơ Lưu Quang Vũ

Nhà thơ Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6.10.1942 tại Hà Đông, Hà Tây (nay là Hà Đông, Hà Nội). Xuất thân trong gia đình công chức, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ bé đến khi trưởng thành vì mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa.

Năm 1955, Xuân Quỳnh gia nhập Đoàn Văn công nhân dân trung ương, được đào tạo thành diễn viên múa và từng đi biểu diễn ở nước ngoài. Từ năm 1962 - 1964, Xuân Quỳnh theo học ở Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam và bà thuộc khóa đầu tiên.

Nhà thơ Xuân Quỳnh thời trẻ - Ảnh: Tư liệu

Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch/nhà thơ Lưu Quang Vũ. Sinh thời, bà có nhiều tuyển tập thơ nổi tiếng như Tơ tằm - Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Tự hát, Thơ Xuân Quỳnh, Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ... Trong số đó, bài thơ Sóng in trong tập Hoa dọc chiến hào là cái tên được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi người ta nhớ đến Xuân Quỳnh.

Ngày 29.8.1988, Xuân Quỳnh qua đời trong một vụ tai nạn giao thông ở Hải Dương. Khi đó, trên xe còn có Lưu Quang Vũ và con trai của cả hai là Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

Năm 2017,nhà thơ Xuân Quỳnh được trao giải thưởng Hồ Chí Minh.Tại lễ trao giải, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Khánh Thơ - đại diện gia đình nhà thơ Xuân Quỳnh - chia sẻ: Bà rất hạnh phúc bởi những đóng góp của cố thi sĩ được ghi nhận.

Sóng

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sôngkhông hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ


Biển Diêm Điền, 29.12.1967

Xuân Quỳnh

Nghe nghệ sĩMinh Ngọc ngâm bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh

Tiểu Vũ
Bài liên quan
Apple ấp ủ phiên bản Siri trò chuyện tốt hơn cho iOS 19 để bắt kịp OpenAI và Google ở cuộc đua AI
Apple đã phát hành bản beta của Intelligence vào tháng 10, nhưng vẫn thiếu nhiều tính năng so với các gã khổng lồ công nghệ khác.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một phút trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà thơ Xuân Quỳnh được Google vinh danh nhân sinh nhật lần thứ 77