Trước tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, người dân TP.HCM tự lo nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình. Tận dụng mọi khoảng trống để nuôi trồng, hay đặt mua nông phẩm từ các tỉnh, thành được nhiều người lựa chọn. Bảy bước làm nước mắm sạch tại nhà của bà Yên

Nhà nông trong thành phố

Một Thế Giới | 27/12/2013, 11:33

Trước tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, người dân TP.HCM tự lo nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình. Tận dụng mọi khoảng trống để nuôi trồng, hay đặt mua nông phẩm từ các tỉnh, thành được nhiều người lựa chọn. Bảy bước làm nước mắm sạch tại nhà của bà Yên

Rau vườn “dân lập"

Dừng tay tưới, ông Nguyễn Văn Phấn ở khu dân cư Tân Tiến, quận 12 nhìn khắp một lượt “khu vườn” đặc biệt của mình trong niềm vui mãn nguyện. Công sức mấy tháng trời chăm bẵm nay đã cho kết quả. Các giồng cải xanh mơn mởn xem lẫn với đám cà pháo, đậu bắp, rau đay, bí đỏ khiến nhiều người ngẩn ngơ mỗi khi đi ngang qua.

Gọi là đặc biệt vì khu vườn chính là công viên của khu dân cư. Trước đây cỏ tranh mọc kín đầu người. Từ khi ông Phấn phủ xanh các loại rau, không chỉ giúp gia đình ông có rau sạch ăn không hết rồi còn chia sẻ cho bà con trong khu dân cư lấy thảo, mà tình trạng chuột bọ, ốc sên và cả rác rưởi của những người vô ý thức vứt bừa không còn nữa.

Nha nong trong thanh pho 
Đất thổ cư chưa xây nhà thì tranh thủ trồng rau (Q.12, TP. HCM)
Ngoài đất công viên, nhiều khoảnh đất trống trong khu dân cư chưa cất nhà cũng được người dân tận dụng trồng các loại rau, củ. Ở trên tôi trồng mướp, bầu, bí, gấc, phía dưới cấy khoai lan, cải, bạc hà,... Mỗi tháng bán cũng kiếm được vài triệu đồng tiêu xài. Trong khi gia đình được ăn rau sạch không tốn tiền thì còn gì tốt hơn. Chừng nào người ta làm nhà thì mình trả lại. Chỉ trồng rau ngắn này nên không ảnh hưởng gì đến đất của họ, bà Nguyễn Thị Năm, khu dân cư Tân Tiến, quận 12 cho biết.

Không riêng gì Tân Tiến, hình ảnh các vườn rau còn dễ dàng bắt gặp tại các khu dân cư ngoại thành. Nó giúp cho nhiều bữa cơm gia đình thêm tiếng cười. Ráng ăn đi con rau sạch không đó. Dùng rau nhà mình trồng là an tâm cho sức khỏe vì không dùng hóa chất, phân bón hóa học, hay chất bảo quản. Trong khi rau lại tươi vừa hái từ vườn. Mấy đứa nhỏ nhà tôi vốn rất kén rau. Nhưng khi cùng người nhà trồng và chăm sóc, các cháu bắt đầu thích ăn rau hơn rồi, chị Nguyễn Thị Hồng ở khu dân cư Hiệp Thành, quận 12 phấn khởi nói.   

“Vườn treo” trong thành phố

Đối với khu vực nội thành như nhà của ông Trần Bửu ở đường Bùi Thị Xuân, quận 1 thì chẳng có đất trống dưới đất để trồng. Nhưng ít ai ngờ gia đình ông vẫn có rau sạch ăn quanh năm. Vườn rau của nhà ông nằm ở sân thượng của ngôi nhà 4 tầng. Trong diện tích 40 mét vuông ông có hẳng một giàn khổ qua (mướp đắng). Phía dưới  đủ loại rau từ cải xanh, cải mầm, rau thơm các loại  vươn xanh trong các thùng xốp.

Theo dõi truyền thông thấy tình trạng thực phẩm bẩn mình thực sự lo lắng. Sức khỏe là vốn quí nhất cần phải tự giữ gìn. Mặc dù đôi lúc tiền mua giống, đất sạch, thùng xốp, chăm sóc đôi khi mắc hơn mua rau ngoài chợ, nhưng được cái là an tâm sử dụng. Cái gì nhịn chứ ăn uống làm sao nhịn hoài được phải không chú, ông Trần Bửu cho biết.

Khác với ông Bửu, khu vườn trên sân thượng nhà anh Nguyễn Văn Hùng, ở đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh được đầu tư qui mô hơn. Anh tìm mua đất sạch tận Củ Chi về đổ một lớp dày đến 50 cm. “Muốn làm vậy thì móng nhà mình phải chắc chắn chịu được sức nặng của ngôi nhà và số đất ấy. Cái hay là mình trồng được lâu. Như giàn bầu này tôi trồng đã 4 tháng giờ vẫn còn cho trái. Nếu trống trong chậu thì chỉ hai ba tháng là cùng. Mà trái cũng èo uột như trồng cảnh.

Mỗi ngày tôi đều lên sân thượng ngắm vườn rau ít nhất hai lần. Đó là trước khi đi làm và sau khi trở về nhà. Nhìn thành quả của mình nâng niu chăm sóc đôi khi thích hơn cả thưởng thức. Còn chuyện được ăn rau sạch quanh năm thì còn gì tuyệt cho bằng. Nhất là tình trạng thực phẩm bẩn tràn là như hiện nay, chị Trần Thị Thắng, đường Tôn Thất Thuyết, quận 4 cho biết.

Ngoài các  loại rau xanh, rau gia vị thì cải mầm được nhiều người dân nội thành tự trồng nhất. Chỉ cần một chậu xốp giá 40 ngàn đồng, cộng với tiền giấy vệ sinh, hay tro trấu, hạt giống  vị chi chưa đến 100.000 đồng có thể cho ra vài ký mầm. Thời gian thu hoạch của loại này ngắn chỉ vài ba ngày rất tiện lợi, chị Nguyễn Thị Thúy, nhấn viên cửa nông nghiệp trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10 cho biết. 

Cũng theo chị Thúy, hiện nay trồng rau thủy canh cũng được nhiều người lựa chọn. So với trồng bằng đất, thủy canh hoàn lưu ít tốn thời gian hơn vì không phải tưới. Tuy nhiên, công nghệ trồng này khá tốn kém. Một giàn thủy sinh nhỏ nhất có giá gần chục triệu đồng. Các loại nước dinh dưỡng  giá luôn cao hơn đất sạch và vận hành bằng điện. Bù lại khả năng an toàn vệ sinh của rau quả cao hơn trồng theo các hình thức khác.

Khi yêu cầu sức khỏe đòi hỏi phải có nguồn thực phẩm an toàn chiếm tỉ lệ cao trong từng bữa ăn và  quanh năm thì tự trồng khó có thể đáp ứng đủ. Và việc tìm mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng được nhiều người quan tâm.

Dư Khanh
Ảnh bìa: giàn mướp đắng của ông Nguyễn Văn Phấn
Bảy bước làm nước mắm sạch tại nhà của bà Yên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà nông trong thành phố