Khác với các lần tăng viện trước đó, lần này Minh triều gần như chuẩn bị lại cả một bộ khung xâm lược mới với trọn vẹn một đạo quân đông đến 15 vạn, được biên chế đầy đủ, được chuẩn bị về lương thực, khí giới để có thể hoàn toàn độc lập tác chiến trước khi phối hợp được với các đạo quân Minh tại các thành trì trên lãnh thổ nước ta.

Nhà Minh kéo 15 vạn viện binh, huyết chiến thành Xương Giang

18/08/2017, 05:08

Khác với các lần tăng viện trước đó, lần này Minh triều gần như chuẩn bị lại cả một bộ khung xâm lược mới với trọn vẹn một đạo quân đông đến 15 vạn, được biên chế đầy đủ, được chuẩn bị về lương thực, khí giới để có thể hoàn toàn độc lập tác chiến trước khi phối hợp được với các đạo quân Minh tại các thành trì trên lãnh thổ nước ta.

Quân Minh bị vây trong nhiều thành

Kỳ 1: Âm mưu thâm hiểm của nhà Minh sau khi tiêu diệt nhà Hậu Trần

Kỳ 2: Lam Sơn tụ nghĩa, rồng cuộn chờ thời​

Kỳ 3: Lê Lợi cảm khái tiễn anh hùng, Lê Lai cưỡi ngựa thề huyết chiến​

Kỳ 4: Ai Lao viện trợ vũ khí, Lê Lợi hồi sức chống giặc Minh

Kỳ 5: Lê Lợi giăng thiên la địa võng, đại phá 10 vạn quân Minh​

Kỳ 6: Lê Lợi đánh bại tướng Trần Trí, trừng phạt quân Ai Lao​

Kỳ 7: Quân Minh - Ai Lao tạo gọng kìm, Lê Lợi mở con đường máu

Kỳ 8: Nguyễn Trãi vung bút lừa giặc, Lê Lợi mài gươm chờ thời

Kỳ 9: Lê Lợi bất ngờ nam tiến, bắt trọn ổ giặc Minh​

Kỳ 10: Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, miền Trà Lân trúc chẻ tro bay

Kỳ 11: Lê Lợi: Gươm mài đá, đá núi phải mòn; Voi uống nước, nước sông cũng cạn​

Kỳ 12: Lê Lợi dùng kế Điệu hổ ly sơn, xác giặc tắc nghẹn cả sông​

Kỳ 13: Cẩm Y Vệ nhúng mũi vào cuộc chiến tốn xương máu của nhà Minh trên đất Việt​

Kỳ 14: Bị Lê Lợi vây khốn trong 3 thành, quan quân nhà Minh chấn động

Kỳ 15: Danh tướng Trần Nguyên Hãn ra oai, tương quan lực lượng thay đổi

Kỳ 16: Vua Minh nói lời mị dân, Lê Lợi tung 4 đạo quân Bắc tiến​

Kỳ 17: Nhà Minh tung 5 vạn viện binh, Lê Lợi có 20 vạn quân chờ đại chiến

Kỳ 18: Dùng kế phá giáo dài nơi ngõ hẹp , 2 lần đánh bại quân Minh

Kỳ 19: Trận Tốt Động - Chúc Động, xác quân Minh tắc nghẹn cả sông

Kỳ 20: Trong cơn cùng quẫn, giặc Minh phá hủy 2 bảo vật của Đại Việt​

Kỳ 21: Nguyễn Trãi dùng bút lực ngang 10 vạn binh, quân Minh buông vũ khí​

Đầu năm 1427, Bình Định vương Lê Lợi mặc dù đã hoàn toàn chiếm thế thượng phong trên chiến trường nhưng vẫn mở cho quân Minh một lối thoát trong danh dự, tích cực thúc đẩy việc hòa nghị. Lê Lợi đã có nhiều nhượng bộ như chấp nhận tôn Trần Cảo làm vua, chấp nhận một nước Đại Việt mới gây dựng lại sẽ thực hiện triều cống nước Minh theo lễ nước nhỏ đối với nước lớn, bản thân Lê Lợi thì chỉ xưng làm Lam Sơn động chủ để tiện cho việc hòa đàm. Đối với quân Minh đầu hàng, phía ta đã cam kết đảm bảo đường sá, thuyền bè đi lại, hứa sẽ giữ an toàn cho chúng rút về nước. Thế nhưng thiện chí đó là không đủ để dập tắt lửa chiến tranh. Trong khi Vương Thông vì nghe lời xui của bọn ngụy quan mà hành xử tráo trở với quân ta, thì tại nước Minh đang gấp rút điều động thêm những đạo quân tiếp viện lớn.

An Viễn hầu nước Minh là Liễu Thăng được vua Minh Tuyên Tông giao cho các quân lấy từ Bắc Kinh, Nam Kinh cùng các tỉnh Hồ Quảng, Giang Tây, Phúc Kiến, Chiết Giang, Sơn Đông, Hà Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Phúc Kiến. Tổng cộng chừng 10 vạn quân tinh nhuệ, 2 vạn ngựa chiến, nhận nhiệm vụ tiến xuống nước ta từ hướng Quảng Tây, phối hợp với quân Minh đang cố thủ ở thành Xương Giang đánh xuống thành Đông Quan từ hướng đông bắc.

Kiềm Quốc công Mộc Thạnh – tên tướng già nhiều phen chinh chiến tại Đại Việt được giao các quân điều động từ Thành Đô, Tứ Xuyên, Vân Nam, tổng cộng chừng 5 vạn tinh binh, 1 vạn ngựa chiến. Đạo quân này nhận nhiệm vụ từ Vân Nam tiến xuống, băng qua vùng Tây Bắc nước ta, trước chiếm thành Tam Giang rồi sau đó đánh tỏa xuống đồng bằng, phối hợp với quân của Vương Thông ở thành Đông Quan.

Khác với các lần tăng viện trước đó, lần này Minh triều gần như chuẩn bị lại cả một bộ khung xâm lược mới với trọn vẹn một đạo quân đông đến 15 vạn, được biên chế đầy đủ, được chuẩn bị về lương thực, khí giới để có thể hoàn toàn độc lập tác chiến trước khi phối hợp được với các đạo quân Minh tại các thành trì trên lãnh thổ nước ta. Để tập trung một lực lượng quân viễn chinh lớn như thế trong bối cảnh vừa mới điều động 5 vạn quân cho Vương Thông đi đánh chưa lâu, nước Minh đã phải mất hơn nửa năm trời tiến hành hàng loạt những cuộc hành quân, gom quân, vận chuyển lương thực, khí giới không ngơi nghỉ. Tướng lĩnh cầm quân đều được vua Minh tuyển chọn từ những tướng có nhiều kinh nghiệm tại Đại Việt. Ngoài Liễu Thăng, Mộc Thạnh còn có các tướng Lương Minh, Lý Khánh, Hoàng Phúc, Thôi Tụ …

Sự tráo trở của Vương Thông và việc nước Minh ráo riết điều quân tiếp viện đều được nghĩa quân Lam Sơn nhanh chóng biết được. Đó là một vấn đề không hề đơn giản đối với quân ta, đòi hỏi phải có những quyết định chính xác để không bị mất đi thế thắng. Nếu như chỉ phải đánh với Vương Thông và những quân Minh ở các thành trì bị bao vây thì quân Lam Sơn đã hoàn toàn áp đảo, chỉ cần chờ cho kẻ địch trong các thành hết lương thực, khí giới chúng sẽ phải quy hàng hoặc chịu chết. Thế nhưng tình hình lúc này đòi hỏi quân ta phải có giải pháp đối với các thành trì để khi viện binh giặc tiến sang, chúng không còn khả năng “nội ứng ngoại hợp”.

Trong quãng thời gian tương đối dài mà nước Minh tiến hành gom quân thì ở trên chiến trường cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Tin tức vua Minh quyết định tăng viện lớn đến tai bọn quân Minh trong các thành trì khiến chúng trở nên phấn chấn trở lại, nuôi hy vọng dằn co với quân Lam Sơn cho đến khi được cứu viện. Bình Định vương Lê Lợi căm giận sự giả trá của Vương Thông và bọn quân tướng Minh, bèn tuyệt giao, tăng cường cho quân đánh giặc. Vương Thông thường phái thám tử về bắc xin viện binh và liên lạc, quân ta phục bắt đến hơn 3.000 tên và 500 con ngựa. Thông đành phải thôi không cho người ra thành do thám nữa.

Nhận thấy rằng những thành trì ở gần phía bắc nằm trên hai tuyến đường từ Vân Nam, Quảng Tây nước Minh tiến sang có thể trở thành những điểm tiếp vận, phối hợp với viện binh của giặc, Bình Định vương Lê Lợi đồng loạt điều quân đi đánh chiếm.

Bùi Quốc Hưng lãnh binh đánh thành Điêu Diêu (Gia Lâm, Hà Nội ngày nay), Thị Cầu (thuộc Bắc Ninh ngày nay)

Trịnh Khả, Lê Khuyển nhận lệnh tiến đánh thành Tam Giang (thuộc Vĩnh Phúc ngày nay)

Trần Lựu, Lê Bôi đem quân đánh thành Khâu Ôn (thuộc Lạng Sơn ngày nay).

Riêng thành Xương Giang (Bắc Giang ngày nay) là thành trì vững chắc và nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến đường Thiên lý từ Quảng Tây đến Đông Quan, Lê Lợi phái hàng loạt tướng giỏi là Lê Sát, Lê Thụ, Nguyễn Đình Lý (tức Lê Lý), Lê Lĩnh, Lý Triện, Lê Hốt … cùng hàng vạn quân đi đánh.

Nhân dân cả nước cũng tích cực tham gia vào các cuộc vận lương, chuyển khí giới cho quân Lam Sơn đánh thành. Kết quả các mặt trận công thành có khác biệt lớn. Thành Điêu Diêu đầu hàng trong tháng 2.1427, thành Thị Cầu đầu hàng tháng 3.1427 sau khi nhận thư dụ hàng do Nguyễn Trãi viết. Thành Tam Giang đầu hàng vào tháng 4.1427 khi Nguyễn Trãi đích thân vào chiêu dụ tướng giữ thành là Lưu Thanh. Việc nhanh chóng chiếm được các thành này giúp cho Lê Lợi có thể nhanh chóng tập trung lại lực lượng, tiếp tục khép chặt vòng vây Đông Quan.

Ở mặt trận thành Khâu Ôn, quân Minh cậy ở gần biên giới, quân lương khí giới đầy đủ nên kiên quyết cố thủ. Trần Lựu, Lê Bôi ngoài việc đối phó với quân Minh trong thành còn phải ghìm nhau với 5 vạn quân của Cố Hưng Tổ ở Quảng Tây. Tại đây diễn ra nhiều trận đánh quyết liệt, hễ quân Lam Sơn tiến đánh thành thì giặc dùng súng thần công, phi pháo bắn ra như mưa, lại có quân Quảng Tây chực ứng cứu. Chiến sự dai dẳng từ tháng 2.1427 đến mấy tháng sau quân ta vẫn chưa hạ được thành. Đến tháng 8.1427, Trần Lựu và Lê Bôi dùng kế nghi binh đánh thành, dụ 5 vạn quân của Cố Hưng Tổ tiến cứu. Quân ta ngầm mai phục ở ải Pha Lũy, đánh tan quân của Cố Hưng Tổ. Bấy giờ Trần Lựu và Lê Bôi mới rảnh tay dốc toàn lực đánh thành Khâu Ôn, phá được thành này. Tàn quân giặc chạy sang Quảng Tây, thương vong rất nhiều.

Riêng mặt trận thành Xương Giang, tình hình còn khó khăn hơn nữa. Thành Xương Giang kiên cố gần ngang ngửa thành Đông Quan, người Minh đã dời dân đến ở rất đông. Khi quân Lam Sơn đánh thành, các tướng Minh là Kim Dận, Lý Nhậm, Mã Trí, Lưu Nhuận, Lưu Tử Phụ … điều động hết quân Minh chính quy, ngụy binh người Việt và dân binh người Minh cả trai lẫn gái đông hàng vạn người quyết đánh trả quân ta đến cùng. Giặc cậy thành cao, súng đạn nhiều, gây cho quân ta rất nhiều thương vong khi cố gắng tiếp cận. Lý Nhậm còn thường lựa những chỗ quân Lam Sơn sơ hở đem quân tinh nhuệ nửa đêm ngầm ra đánh úp, đốt phá chiến cụ. Đối phó với thành trì vững chắc, quân đông tướng mạnh tại thành Xương Giang, quân tướng Lam Sơn đã phải gặp rất nhiều trở ngại. Qua đó cũng cho thấy việc đánh thành là khó khăn như thế nào, cũng thấy được sách lược “đánh vào lòng người” thay vì cố sức đánh thành ngay từ đầu cuộc khởi nghĩa là hết sức đúng đắn.

Thế nhưng, lúc này quân ta đã bước sang giai đoạn quyết định đòi hỏi phải đánh hạ những thành trì nằm ở những vị trí chiến lược quan trọng. Đặc biệt là thành Xương Giang, một thành trì không thể không đánh chiếm trước khi viện binh của Liễu Thăng, Mộc Thạnh tiến sang. Thử thách đối với nghĩa quân Lam Sơn vẫn còn lớn để có thể giành thắng lợi chung cuộc.

(còn nữa)

Quốc Huy

10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất

22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai​

16 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ ba

18 phần về cuộc Bắc phạt thần thánh của Lý Thường Kiệt

33 kỳ cuộc chiến chống ngoại xâm từ nhà Hồ đến nhà Hậu Trần

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà Minh kéo 15 vạn viện binh, huyết chiến thành Xương Giang