Nói nhà máy xử lý rác bị rác ‘đè’ ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là không quá khi nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt vừa được đầu tư ở đây đang ngập ngụa vì không xử lý kịp rác thải.   Thiết kế hoành tráng của nhà máy là xử lý 15 tấn rác/ngày thế nhưng hiện tại chỉ xử lý được khoảng 1,5 tấn/ngày.

Nhà máy xử lý rác bị rác ‘đè’ ở đảo Lý Sơn

Một Thế Giới | 27/07/2015, 13:47

Nói nhà máy xử lý rác bị rác ‘đè’ ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là không quá khi nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt vừa được đầu tư ở đây đang ngập ngụa vì không xử lý kịp rác thải.   Thiết kế hoành tráng của nhà máy là xử lý 15 tấn rác/ngày thế nhưng hiện tại chỉ xử lý được khoảng 1,5 tấn/ngày.

Xử lý không kịp

Dự án nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Lý Sơn do Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) làm chủ đầu tư tổng kinh phí gần 30 tỉ đồng.

Nhà máy được khởi công xây dựng vào cuối năm 2013 trên diện tích khoảng 2ha ở tại khu vực rừng Gò, xã An Vĩnh.

Đến tháng 6.2015, nhà máy được chính thức được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên khác với kỳ vọng của chính quyền và người dân đất đảo, việc xử lý rác của nhà máy này hiện chỉ khoảng 1,5 tấn rác/ngày, bằng 1/10 so với công suất.

Nha may xu ly rac bi rac ‘de’ o dao Ly Son-hinh-anh-1
 Nhà máy mới khánh thành nhưng chỉ mới xử lý rác của một xã đảo thôi đã bị quá công suất.

Được thiết kế là sẽ xử lý rác sinh hoạt trong toàn huyện nhưng thực tế hiện nay là nhà máy xử lý rác bị rác ‘đè’ ở đảo Lý Sơn khi chỉ mới thu gom và xử lý cho xã An Vĩnh không thôi, thì lượng rác đưa về đây đã lên tới 10 tấn/ngày.

Do đó để xử lý lượng rác dư thừa, công nhân của nhà máy phải đưa rác trở lại bãi xử lý rác thải cũ, nằm cách nhà máy hơn 1km để đốt. Mới 1 xã mà đã vậy nên nếu mở rộng phạm vi thu gom rác trên toàn huyện, thì nhà máy sẽ bị ngập chìm trong rác vì không xử lý hết.

Xây tiền tỉ, làm lạc hậu

Và điều đáng nói khác là tuy số vốn đầu tư nhiều chục tỉ đồng, với thiết kế là sử dụng công nghệ đốt, ủ mùn và chôn lấp...Thế nhưng hiện việc phân loại, xử lý tại nhà máy này gần như chỉ bằng thủ công và khá thô sơ.

Nhiều hạng mục khác kém hiệu quả và chưa phát huy tác dụng. Để phân loại rác công nhân phải dùng bồ cào, xẻng và tay rồi đưa vào lò đốt; bán kính của ống khói nhỏ làm ảnh hưởng đến khả năng đốt của lò; các hạng mục hố bùn chứa rác hữu cơ xử lý làm phân bón thì vẫn chưa sử dụng...

Nha may xu ly rac bi rac ‘de’ o dao Ly Son-hinh-anh-2
 Công đoạn xử lý rác còn quá thô sơ.

Ông Võ Phương  Thạnh, đội phó quản lý khu xử lý rác-Nhà máy xử lý chất thải Lý Sơn bày tỏ: “Hiện đang làm tại nhà máy có 15 công nhân. Việc phân loại rác bằng thủ công nên tốn rất nhiều thời gian và nặng nhọc; đồng thời môi trường làm việc lại quá hôi thối...”.

Bà Phạm Thị Hương, phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Với lượng rác thải sinh hoạt của người dân nơi đây hàng ngày nhiều như vậy, cho nên việc đầu tư nhà máy xử lý rác thải rắn cho Lý Sơn là vô cùng cần thiết và cấp bách.

Thế nhưng với năng lực xử lý và phương pháp xử lý rác thực tế hiện nay của nhà máy như vậy, không đáp ứng được kỳ vọng của chính quyền và người dân huyện đảo.

Theo đó chính quyền Lý Sơn đã có văn bản kiến nghị đầu tư thêm kinh phí để nâng công suất xử lý; bổ sung phương tiện, thiết bị thu gom và phân loại xử lý rác hiện đại hơn...chứ không thể hoạt động thủ công như thời gian qua”.

Tới Phan

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà máy xử lý rác bị rác ‘đè’ ở đảo Lý Sơn