Do đưa vào hoạt động trong khu dân cư gây ô nhiễm trầm trọng nên từ năm 2015 đến nay, nhà máy của Công ty cổ phần Xi măng miền Trung bị người dân xã Bình Đông (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) ngăn cản gần như ‘phong tỏa’. Mới đây, sau khi chính quyền huyện đối thoại người dân mới chấp nhận cho nhà máy này xuất 2.000 tấn hàng tồn.

Nhà máy xi măng bị dân ‘phong tỏa’ được xuất 2.000 tấn hàng tồn rồi chấm dứt

Lê Đình Dũng | 01/11/2017, 07:18

Do đưa vào hoạt động trong khu dân cư gây ô nhiễm trầm trọng nên từ năm 2015 đến nay, nhà máy của Công ty cổ phần Xi măng miền Trung bị người dân xã Bình Đông (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) ngăn cản gần như ‘phong tỏa’. Mới đây, sau khi chính quyền huyện đối thoại người dân mới chấp nhận cho nhà máy này xuất 2.000 tấn hàng tồn.

>>Quảng Ngãi chỉ đạo bảo vệ việc nhà máy xi măng xuất 2.000 tấn hàng

Ông Nguyễn Văn Trưởng, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Công ty cổ phầnXi măng miền Trung cho biết: Nhà máy xi măng Đại Việt-Dung Quất đóng tại thôn Sơn Trà của xã Bình Đông có 80% vốn của nhà nước. Tháng 6.2012, nhà máy bắt đầu chạy thử. Đến khoảng tháng 5.2015, người dân bắt đầu ngăn cản rồi hoạt động của nhà máy dừng cho đến nay.

Từ nhiều năm nay, việc hoạt động của nhà máy xi măng này đã gây đảo lộn cuộc sống của người dân hai thôn Tân Hy và Sơn Trà. Việc đưa nhà máy vào trong khu dân cư hoạt động làm khói bụi, tiếng ồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, sức khỏe của nhiều người.

Điều đáng nói là chính quyền Quảng Ngãi đã duyệtquy hoạch nhà máy sản xuất xi măng trong khu dân cư

Bức xúc trước việc này, người dân đã liên tục dựng lều chõng trước nhà máy, ngăn cản xe ra vào buộc doanh nghiệp phải gần như dừng hoạt động. Chính ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã từng về đứng trước người dân thôn Tân Hy và Sơn Trà xin lỗi.

Đáng nói, dù có dấu hiệu ô nhiễm và bị người dân phản đối nhưng có nhiều đợt quan trắc của các đơn vị được mời về vẫn cho ra kết quả tốt. Bắt đầu từ tháng 8.2016, người dân 2 thôn đã kiên quyết chặn đứng mọi hoạt động của nhà máy này, đồng thời đưa ra yêu cầu di dời dân khỏi khu vực ô nhiễm của nhà máy. Tuy nhiên, mọi việc không được giải quyết, khoảng 2.000 tấn xi măng còn tồn trong các silo vẫn không được xuất ra.

Cho xuất hàng lần cuối

Trước tình trạng trên, ngày 29.10, lãnh đạo huyện Bình Sơn đã tiến hành cuộc gặp mặt và đối thoại với người dân 2 thôn Tân Hy và Sơn Trà để đưa ra hướng xử lý.

Tại đây, người dân đã đồng ý cùng chính quyền cho nhà máy Đại Việt-Dung Quất được xuất 2.000 tấn xi măng ra với điều kiện sau đó phải ngừng hoạt động. Thời hạn xuất hàng được thống nhất 10 ngày từ 6-15.11.2017

Ông Huỳnh Tấn Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Bình Đông cho biết: “Cuộc họp có khoảng 300 người tham gia dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn. Người dân đã giao cho chính quyền địa phương giám sát hoạt động xuất hàng của nhà máy cũng như hoạt động của nhà máy. Về phía địa phương sẽ có quyết định thành lập tổ giám sát để gửi cho nhà máy đồng thời gửi cho các ban ngành. Sau hạn 10 ngày sẽ dừng việc xuất xi măng ra và báo cáo tình hình với người dân”.

Ông Huỳnh Tấn Dũng thừa nhận hoạt động của nhà máy xi măng rất ô nhiễm cả về tiếng ồn và khói bụi

Theo ông Dũng: “Việc giám sát số lượng xi măng trong các silo của nhà máy rất khó. Đợt quan trắc mới đây nhất là cuối năm 2016, có đại diện của người dân. Tháng 4 vừa rồi người dân cho 10 ngày để xuất xi măng ra nhưng sau đó Giám đốc công ty Trịnh Văn Diễn không lên ký nên ngừng lại”.

“Người dân không tin phía nhà máy, họ nói rằng cho anh xuất hàng nhưng đêm anh lại nhập clinke và chất phụ gia vào để sản xuất”, ông Dũng cho biết thêm.

Theo tinh thần của cuộc đối thoại với người dân của lãnh đạo huyện Bình Sơn, việc xuất 2.000 tấn xi măng lần này ra khỏi nhà máy xi măng miền Trung là lần cuối và không cho nhập nguyên liệu vào nhà máy nữa. Nếu sau lần này mà vẫn còn hàng tồn thì phía công ty tự chịu trách nhiệm.

Trao đổi với Một Thế Giới, ông Nguyễn Văn Trưởng, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Công ty cổ phầnXi măng miền Trung cho biết: “Hoạt động tại nhà máy xi măng đến giờ đã được báo cáo lên Chính phủ. Chúng tôi đã có nhiều đề xuất nhưng tỉnh Quảng Ngãi chỉ giải quyết được việc xuất xi măng ra. Trước mắt, người dân đồng ý thì chúng tôi tập trung xuất xi măng ra đã. Còn viện cho nhà máy dừng hoạt động hay không thì giám đốc chưa quyết định được vì đây là vốn 80% của nhà nước. Sau khi xuất hết lượng xi măng này sẽ báo cáo lên cấp trên”.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan
Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại đô thị lớn của Việt Nam
Theo báo cáo, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội và TP.HCM có chiều hướng gia tăng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà máy xi măng bị dân ‘phong tỏa’ được xuất 2.000 tấn hàng tồn rồi chấm dứt