Một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng quốc gia Scotland đã có một phát hiện đáng chú ý, khi tình cờ bắt gặp hóa thạch khủng long 166 triệu năm tuổi trong lúc chạy trên một bãi biển ở đảo Eigg, Scotland.

Nhà khoa học phát hiện hóa thạch khủng long 166 triệu năm khi đang chạy bộ

28/08/2020, 12:05

Một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng quốc gia Scotland đã có một phát hiện đáng chú ý, khi tình cờ bắt gặp hóa thạch khủng long 166 triệu năm tuổi trong lúc chạy trên một bãi biển ở đảo Eigg, Scotland.

Hóa thạch khủng long 166 triệu năm tuổi trên đảo Eigg mà nhà nghiên cứu Elsa Panciroli tìm thấy - Ảnh: Fox News

Theo Fox News, tiến sĩ Elsa Panciroli - nhà khoa học tại Bảo tàng quốc gia Scotland đã tìm thấy hóa thạch xương chi khủng long dài khoảng gần 1m. Hóa thạch được cho là của loài khủng long stegosaurus xuất hiện vào kỷ Trung Jura. Theo bà Elsa, chiếc xương này đã 166 triệu năm tuổi và là bằng chứng cho thấy khủng long stegosaurus đã sống ở Scotland vào thời điểm này.

Đó là một khám phá tình cờ. Tôi đang chạy dọc bờ biển trên đường trở về để gặp các thành viên còn lại của nhóm nghiên cứu. Tôi nhận ra rằng mình đã chạy qua một thứ gì đó. Mặc dù không rõ hóa thạch này thuộc về loài khủng long nào nhưng chắc chắn đó là xương khủng long”, Elsa cho biết.

Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là phát hiện cực kỳ quan trọng bởi hiện trên toàn cầu, hóa thạch kỷ Trung Jura rất hiếm. Cho đến nay, hóa thạch khủng long duy nhất được tìm thấy ở Scotland là trên đảo Skye. Sự hiện diện của loài stegosaurus thân lớn này trên đảo Eigg bổ sung thêm một điểm dữ liệu mới đáng kể về sự phân bố của khủng long trong kỷ Trung Jura của Scotland.

Elsa nói rằng các hóa thạch từ kỷ Trung Jurarất hiếm trên toàn cầu, càng làm tăng thêm tầm quan trọng cho phát hiện này. Được biết, kỷ Jura được chia thành các phân kỷ: Tiền Jura (từ 201,3 triệu đến 174,1 triệu năm trước), Trung Jura (từ 174,1 triệu đến 163,5 triệu năm trước) và Hậu Jura (từ 163,5 triệu đến 145 triệu năm trước).

Hình ảnh minh họa cho loài khủng long stegosaurus - Ảnh: Elsa Panciroli

Một trong những cộng sự của Elsa, nhà nghiên cứu Steve Brusatte cho biết phát hiện này thực sự đáng chú ý, lưu ý rằng ngay cả nhà địa chất học nổi tiếng của thế kỷ 19 Hugh Miller cũng không thể tìm thấy xương khủng long trên đảo Eigg trước đây.

“Hóa thạch này là bằng chứng bổ sung cho thấy những con khủng long stegosaurus với những chiếc sừng tấm trên lưng từng đi lang thang ở Scotland. Điều này chứng minh dấu chân từ đảo Skye mà chúng tôi phát hiện trước đó là do một con thuộc loài khủng long này tạo ra”, Brusatte cho biết.

Hiện hóa thạch này đang được lưu giữ tại Bảo tàng quốc gia Scotland ở thủ đô Edinburgh.

Trang Nhung (theo Fox News)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà khoa học phát hiện hóa thạch khủng long 166 triệu năm khi đang chạy bộ