Nhiều chương trình ý nghĩa sẽ được tổ chức tại TP.HCM nhân kỷ niệm 45 ngày thành lập Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.

Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và chặng đường 45 năm

Tiểu Vũ | 21/12/2021, 16:31

Nhiều chương trình ý nghĩa sẽ được tổ chức tại TP.HCM nhân kỷ niệm 45 ngày thành lập Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.

Tiến tới kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (1976-2021), nhà hát sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để đánh dấu sự kiện này.

Hoạt động đầu tiên của chuỗi sự kiện là chương trình giao lưu gặp gỡ lãnh đạo, nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ của nhà hát. Chương trình sẽ diễn ra từ 13 giờ ngày 24.12 tại nhà hát (136 Trần Hưng Đạo, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM). Tại đây những khán giả yêu nghệ thuật cải lương sẽ được gặp gỡ với các nghệ sĩ,  tham quan phòng truyền thống - nơi lưu giữ nhiều tư liệu, hình ảnh, hiện vật quý của nghệ thuật cải lương miền Nam.

59850nghe-si-nha-thy-trong-trich-doan-nu-tuong-bui-thi-xuan-vai-bui-thi-xuan.jpg
Cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang" - nơi ươm mầm tài năng cho nhiều nghệ sĩ trẻ - Ảnh: Tư liệu

Từ 15-17 giờ cùng ngày, cuộc tọa đàm chủ đề bảo tồn và phát huy "Nghệ thuật sân khấu cải lương trong giai đoạn hiện nay" sẽ có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, lãnh đạo các hội chuyên ngành, đơn vị nghệ thuật và báo giới. Tại buổi tọa đàm, có chiếu bộ phim tài liệu Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang - 45 năm về hình thành và phát triển.

Lúc 19 giờ cùng ngày, chương trình biểu diễn nghệ thuật "Tiếp bước thời gian" diễn ra tại sân khấu chính của nhà hát, đồng thời phát trực tiếp trên mạng xã hội YouTube để phục vụ công chúng cả nước. Người yêu cải lương sẽ được thưởng thức những trích đoạn từ những vở cải lương vang bóng một thời như Chim Việt cành Nam, Kiều Nguyệt Nga, Thái hậu Dương Vân Nga, Tình yêu và lời đáp, Rạng ngọc Côn Sơn, Nàng Xê Đa, Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Chiếc áo thiên nga… qua phần thể hiện của các ngôi sao cải lương TP.HCM.

4-tht.jpg
Kịch bản viết tay của cố soạn giả Trần Hữu Trang do gia đình trao tặng được lưu giữ trang trọng tại Phòng truyền thống của nhà hát - Ảnh: T.V 

“Kỷ niệm 45 năm thành lập Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang là dịp chúng ta nhìn lại chặng đường vẻ vang mà các thế hệ lãnh đạo, các nghệ sĩ của nhà hát đã góp phần sáng tạo, lưu giữ và trao truyền những tinh hoa của nghệ thuật cải lương cho hôm nay và mai sau. Tất cả đã góp phần tạo nên thương hiệu Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, xứng đáng là một điểm sáng của nghệ thuật cải lương Nam Bộ và giữ vai trò quan trọng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Kế thừa thành tựu hơn 45 năm hình thành và phát triển, lực lượng nhân sự quản lý, nghệ sĩ, viên chức, người lao động Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm tiếp tục phát triển trong thời gian tới, tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có giá trị và chất lượng, giữ gìn và phát triển loại hình nghệ thuật cải lương, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống”, ông Phan Quốc Kiệt - Giám đốc nhà hát chia sẻ.

Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang được thành lập theo Quyết định số 119/VH-QĐ ngày 15.9.1976 của Bộ Văn hóa với tên gọi ban đầu Nhà hát Ca kịch cải lương Trần Hữu Trang, trên cơ sở 3 nguồn lực lượng là Đoàn cải lương Giải phóng, Đoàn cải lương Nam Bộ và lực lượng nghệ sĩ tại chỗ. Đến năm 1998 Nhà hát Ca kịch cải lương Trần Hữu Trang được sáp nhập với Đoàn văn công thành phố (tiền thân là Đoàn văn công khu Sài Gòn-Gia Định) và được đổi tên thành Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, theo Quyết định số 3155/1998/QĐ-UB-NCVX ngày 16.6.1998 của UBND TP.HCM. Nhà hát trực thuộc Sở VH-TT-DL.

Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang được nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng nhất (năm 2012), Huân chương Lao động hạng nhì (năm 1999), Huân chương Lao động hạng 3... và nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ VH-TT-DL, UBND và Sở VH-TT-DL TP.HCM.

Bài liên quan
Bạch Tuyết, Hùng Cường - cơn 'sóng thần' của cải lương thời hoàng kim
10 năm gắn bó, hai nghệ sĩ gây tiếng vang nhờ tài ca diễn và là tên tuổi ăn khách của đoàn hát cải lương lớn một thời.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và chặng đường 45 năm