Theo Công an TP.Hà Nội, mới đây, một người phụ nữ ở quận Cầu Giấy bị mất hơn 1,2 tỉ đồng do cài đặt phần mềm dịch vụ công giả theo hướng dẫn của một kẻ tự xưng là cán bộ công an.
Sự kiện

Người phụ nữ bị mất hơn 1,2 tỉ đồng sau khi cài đặt phần mềm dịch vụ công giả

Nhật Anh 18:17 29/06/2024

Theo Công an TP.Hà Nội, mới đây, một người phụ nữ ở quận Cầu Giấy bị mất hơn 1,2 tỉ đồng do cài đặt phần mềm dịch vụ công giả theo hướng dẫn của một kẻ tự xưng là cán bộ công an.

Công an TP.Hà Nội cho biết Công an quận Cầu Giấy đang điều tra, xác minh 1 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, ngày 11.6, chị T. (SN 1983, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) nhận được cuộc gọi của người lạ tự xưng là cán bộ công an phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) thông báo tài khoản định danh của chị bị lỗi.

Người này hướng dẫn chị T. cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo. Khi cài đặt xong, chị T. phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất hơn 1,2 tỉ đồng. Biết mình bị lừa, chị T. đã đến cơ quan công an trình báo sự việc.

cuoc-goi-lua-dao.jpeg
Người dân cần cảnh giác trước những cuộc điện thoại của người lạ - Ảnh: Internet

Cơ quan chức năng nhận định thủ đoạn của những kẻ này là giả danh cán bộ công an gọi điện cho người dân thông báo căn cước công dân bị lỗi hoặc phải cập nhật dữ liệu dân cư, mã định danh, rồi yêu cầu người dân đến cơ quan công an để làm việc.

Chúng sẽ thúc ép với lý do cần hoàn thiện gấp hồ sơ để yêu cầu người dân tải phần mềm dịch vụ công giả theo đường dẫn mà chúng cung cấp.

Theo phân tích từ cơ quan chức năng, khi cài đặt phần mềm giả mạo này, kẻ xấu sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.

Công an TP.Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của người lạ gọi đến.

“Nếu cài đặt phần mềm giả mạo thì có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do kẻ xấu quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân”, cơ quan chức năng phân tích.

Nguy hiểm hơn, bọn chúng sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.

Công an Hà Nội đề nghị người dân khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo cần kịp thời trình báo cơ quan công an gần nhất để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

Bài liên quan
Bị chiếm đoạt gần 1,4 tỉ đồng khi tham gia dự án giả mạo Vinpearl
Kẻ lừa đảo thường xuyên trò chuyện tình cảm và tạo lòng tin với bà N, sau đó dẫn dụ bà cùng đầu tư vào dự án có tên “Vinpeal” (giả mạo dự án của Tập đoàn Vingroup).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người phụ nữ bị mất hơn 1,2 tỉ đồng sau khi cài đặt phần mềm dịch vụ công giả