Bất chấp việc đa số loài người cho rằng người Neanderthal kém thông minh hơn người hiện đại (Homo sapiens) thì loài người từng sống ở châu Âu này đã có những thành tựu công nghệ mà tổ tiên của chúng ta phải mất nhiều ngàn năm sau mới tái phát minh lại.

Người Neanderthal đã biết làm hắc ín cách đây 200.000 năm

04/09/2017, 16:44

Bất chấp việc đa số loài người cho rằng người Neanderthal kém thông minh hơn người hiện đại (Homo sapiens) thì loài người từng sống ở châu Âu này đã có những thành tựu công nghệ mà tổ tiên của chúng ta phải mất nhiều ngàn năm sau mới tái phát minh lại.

Hắc ín được người Neanderthal chưng cất trong nồi bằng vỏ cây bạch dương

Gần đây đã có nhiều bằng chứng cho thấy người Neanderthal có trình độ công nghệ và xã hội nhất định trước khi bị tuyệt vong, nhưng đa số mọi người vẫn tin giống người này kém thông minh hơn tổ tiên chúng ta hay Homo sapiens.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng người Neanderthal đã có khả năng chưng cất được hắc ín rất lâu so với con người hiện đại, một bằng chứng cho thấy quan điểm của chúng ta ngày nay là sai lầm.

Một trong những công nghệ đột phá nhất mà con người từng học được đó là cách chưng cất hắc ín từ vỏ cây. Hành động này là chìa khóa giúp con người có thể tạo ra các công cụ từ nhiều mảnh khác nhau thay vì chỉ làm được công cụ từ một mảnh nguyên liệu duy nhất.

Hắc ín với công dụng như là chất kết dính cực tốt giúp con người có thể tạo ra cuốc đá, rìu đá, thậm chí giáo đá. Đây được xem là một cuộc cách mạng đối với công nghệ săn bắt hái lượm của con người.

Vấn đề là các nhà khoa học trước đây đã phát hiện ra dấu vết của các hạt hắc ín ở Ý, Đức và nhiều nước châu Âu khác. Loại hắc ín này có niên đại lên tới 200.000 năm, khoảng 150.000 năm trước khi Homo sapiens di cư tới châu Âu. Vì vậy loại vật liệu phi tự nhiên này chỉ có thể được chủ nhân của lục địa châu Âu lúc ấy là người Neanderthal chưng cất mà thôi.

Vấn đề là, làm thế nào mà người Neanderthal có thể chưng cất được hắc ín, khi loại nguyên liệu này chỉ có thể được chưng cất ở nhiệt độ từ 340 độ C tới 370 độ C, trong một bình gốm. Việc duy trì nhiệt độ trong một dải vừa cao vừa hẹp như vậy là rất khó nếu không có công cụ chuyên dụng. Chưa hết, công người thực tế chỉ mới phát minh ra gốm cách đây 20.000 năm và phải tới 9.000 năm trước thì chậu và bình gốm mới được dùng rộng rãi.

Nhưng bằng chứng khảo cổ không thể chối cãi được là con người đã sản xuất được hắc ín từ rất lâu trước khi có bình gốm. Kết quả là nhà khảo cổ Paul Kozowyk và những đồng nghiệp của ông ở Đại học Leiden sau nhiều năm nghiên cứu đã chỉ ra cách người Neanderthal chưng cất hắc ín mà không cần tới bình gốm chuyên dụng.

Các nhà khoa học thử làm ba phương pháp chưng cất khác nhau với những thứ mà người Neanderthal có trong tay là than củi, vỏ cây bạch dương cuộn thành "nồi" và hạt nhựa hắc ín. Cả 3 phương pháp đều cho phép tạo ra một ít hắc ín đã chưng cất. Và trên hết cả 3 phương pháp cho thấy hắc ín có thể được sinh ra ở biên độ nhiệt cao hơn là từ 200 độ C tới 400 độ C.

Vậy tại sao tổ tiên của chúng ta tức Homo sapiens lại không chế tạo ra phương pháp chưng hắc ín đơn giản này từ sớm? Câu trả lời rất đơn giản là vì xung quanh môi trường sống của họ không có cây bạch dương, thứ được lấy vỏ làm thành "nồi" thay cho bình gốm. Nhiều bằng chứng cũng cho thấy Homo sapiens đã tạo ra cho mình những chất kết dính tương tự hắc ín với các nguyên liệu có sẵn xung quanh họ.

Ái Vi

Bài liên quan
Cuộc chiến Nga và Ukraine: Khi công nghệ thay thế con người trên chiến trường
Cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine đã trải qua nhiều giai đoạn với những thay đổi chiến lược quan trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Neanderthal đã biết làm hắc ín cách đây 200.000 năm