Trung tâm An ninh mới của Mỹ lo ngại việc Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự để kiểm soát Đông Sa, một quần đảo san hô nhỏ ở Biển Đông giữa Đài Loan và Hồng Kông, nơi có khoảng 500 quân Đài Loan đang đồn trú.

Người Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ đổ bộ lên Đông Sa trước khi thống nhất Đài Loan

Anh Tú (theo CNN) | 27/10/2021, 11:51

Trung tâm An ninh mới của Mỹ lo ngại việc Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự để kiểm soát Đông Sa, một quần đảo san hô nhỏ ở Biển Đông giữa Đài Loan và Hồng Kông, nơi có khoảng 500 quân Đài Loan đang đồn trú.

Nếu Trung Quốc đổ bộ lên một trong những hòn đảo xa xôi của Đài Loan, Mỹ sẽ có ít lựa chọn để đáp trả mà không gây ra nguy cơ leo thang và chiến tranh giữa các siêu cường. Đó là kết luận từ một cuộc mô phỏng chiến tranh gần đây do các chuyên gia chính sách đối ngoại và quốc phòng tiến hành.

Kịch bản được đưa ra trong một báo cáo từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ, bắt đầu bằng việc Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự để kiểm soát Đông Sa, một quần đảo san hô nhỏ ở Biển Đông giữa Đài Loan và Hồng Kông, nơi có khoảng 500 quân Đài Loan đang đồn trú.

dobo.jpg
Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận đổ bộ

Theo báo cáo, loại hành động vũ lực có giới hạn này có thể là tiền đề cho việc đổ bộ lên các đảo khác gần Đài Loan hoặc lên chính hòn đảo 23 triệu dân này. Nhưng một khi Trung Quốc đã thiết lập dấu chân quân sự của riêng mình lên trên Đông Sa và loại bỏ quân đội đồn trú Đài Loan, Mỹ không có cách nào để buộc Trung Quốc trả lại hòn đảo cho Đài Bắc. Các biện pháp trừng phạt kinh tế mất quá nhiều thời gian để tạo ra hiệu ứng và dường như quá yếu để ảnh hưởng đến việc ra quyết định của Trung Quốc, trong khi bất kỳ hành động quân sự nào đều có nguy cơ leo thang chiến tranh, điều mà cả Mỹ và Đài Loan đều muốn tránh tuyệt đối.

Thay vào đó, báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết của một cách tiếp cận đa phương, đề xuất Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản và các nước khác nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc có ý định đổ bộ lên đảo.

Theo báo cáo, Mỹ và Đài Loan phải bắt đầu phối hợp ngay hôm nay để xây dựng một biện pháp răn đe đáng tin cậy để đề phòng sớm các hành động của Trung Quốc đối với Đài Loan. Trong mọi tình huống, hợp tác với Nhật Bản là rất quan trọng để thiết lập một biện pháp răn đe hiệu quả.

Căng thẳng ngày càng tăng

Bắc Kinh đã gia tăng áp lực quân sự lên hòn đảo này trong những tuần gần đây và Người đứng đầu cơ quan Quốc phòng Đài Loan hồi đầu tháng đã đưa ra dự đoán thảm khốc: vào năm 2025, Trung Quốc sẽ có thể tiến hành một cuộc tấn công "toàn diện" vào Đài Loan. Và mô phỏng về cũng chiến cũng tập trung vào cuộc đổ bộ lên Đông Sa năm 2025.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng Mỹ cam kết sẽ bảo vệ Đài Loan nếu nước này bị Trung Quốc tấn công - nhận xét dường như đối lập với chính sách "mơ hồ chiến lược" của Mỹ.

Nhưng ngay sau đó, phát ngôn viên Nhà Trắng đã đính chính những bình luận của ông Biden về Đài Loan khi khẳng định Tổng thống "không thông báo về bất kỳ thay đổi nào trong chính sách của chúng tôi trong nhận xét của ông về Trung Quốc và Đài Loan”.

Mỹ dù cung cấp vũ khí phòng thủ cho Đài Loan nhưng vẫn cố tình mập mờ về việc liệu họ có can thiệp quân sự trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công hay không. Theo Chính sách "Một Trung Quốc", Mỹ thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan.

Nhưng vấn đề là trọng tâm chính của chính quyền và các kế hoạch của Trung Quốc đối với Đài Loan là một trong những "vấn đề ưu tiên" đối với Trung tâm Sứ mệnh Trung Quốc mới của CIA. Đây là một cơ quan mới được thành lập chỉ tập trung vào việc thu thập và phân tích thông tin tình báo về Bắc Kinh. Thông tin này được Phó Giám đốc CIA David Cohen cho biết tại một hội nghị tình báo trong tuần này.

Các quan chức tình báo vẫn chưa đánh hơi ra bất cứ điều gì cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị một cuộc tấn công quân sự. Ông Cohen cho biết các nhà phân tích của cơ quan đang cố gắng "hiểu chính xác xem (Chủ tịch Trung Quốc) Tập Cận Bình, về cơ bản là người ra quyết định về vấn đề này, suy nghĩ về Đài Loan như thế nào" liên quan đến các sự kiện trọng đại trong nước vào năm 2022 và "liên quan đến tương quan sức mạnh giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Mỹ".

Mục đích của việc tìm hiểu là cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách "chỉ số" cho một cuộc tấn công có thể xảy ra - những yếu tố đang thúc đẩy việc ra quyết định của Trung Quốc - để các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể xác định hướng hành động tốt nhất.

Cohen nói: “Có một loạt vấn đề hàng đầu với Trung Quốc. Đài Loan chắc chắn là một trong những vấn đề đó mà chúng tôi đang tập trung vào".

'Đài Loan sẽ là một phép thử'

Trung Quốc đã thể hiện sự sẵn sàng để thử nghiệm quyết tâm đó. Trong vài tuần gần đây, Trung Quốc đã gửi số lượng máy bay quân sự kỷ lục vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan, gồm cả máy bay chiến đấu và máy bay cảnh báo sớm. Các cuộc xâm nhập không xâm phạm không phận của Đài Loan, vốn kéo dài 12 hải lý từ bờ biển, nhưng báo hiệu một thông điệp rõ ràng về ý định của Bắc Kinh.

Cựu Phó Giám đốc phản gián của CIA, Mark Kelton, cho biết: "Với các cuộc xâm nhập hàng ngày vào vùng nhận dạng trên không xung quanh Đài Loan, rõ ràng Bắc Kinh đang phát tín hiệu và thử nghiệm quyết tâm của phương Tây”.

Hôm 26.10, Ngoại trưởng Antony Blinken kêu gọi "sự tham gia có ý nghĩa" của Đài Loan vào Liên Hợp Quốc (LHQ), ca ngợi hòn đảo này như một "câu chuyện thành công về dân chủ". Mặc dù Đài Loan có thể tham gia với tư cách là một dạng quan sát viên chứ không phải như một quốc gia thành viên đầy đủ, nhưng bất kỳ động thái nào nhằm công nhận Đài Bắc như vậy sẽ chọc giận Bắc Kinh, vốn đã nói rõ rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Blinken phàn nàn: "Việc Đài Loan tham gia tích cực vào một số cơ quan chuyên môn của LHQ trong phần lớn 50 năm qua là bằng chứng về giá trị mà cộng đồng quốc tế dành cho những đóng góp của Đài Loan. Tuy nhiên, gần đây, Đài Loan không được phép đóng góp vào các nỗ lực của LHQ”.

Sự phản đối gay gắt của Trung Quốc đã khiến Đài Loan nằm ngoài các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Mỹ đã duy trì chính sách mơ hồ chiến lược đối với Đài Loan, từ chối công nhận độc lập của hòn đảo trong khi cũng chưa công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan.

Ông Blinken nói: “Việc loại trừ Đài Loan làm suy yếu công việc quan trọng của LHQ và các cơ quan liên quan, tất cả đều được hưởng lợi rất nhiều từ những đóng góp của Đài Loan”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ đổ bộ lên Đông Sa trước khi thống nhất Đài Loan