Dù nhiều thập kỉ qua, các nghiên cứu khoa học có những kết quả vượt bậc trong tìm hiểu về virus và bệnh tật do chúng gây ra, trên thế giới vẫn chưa có cách chữa khỏi HIV.

Người duy nhất trên thế giới được chữa khỏi HIV như thế nào?

Một Thế Giới | 03/10/2014, 05:30

Dù nhiều thập kỉ qua, các nghiên cứu khoa học có những kết quả vượt bậc trong tìm hiểu về virus và bệnh tật do chúng gây ra, trên thế giới vẫn chưa có cách chữa khỏi HIV.

Tuy nhiên, một người đàn ông có tên Timothy Ray Brown, bệnh nhân người Đức, đã được chữa khỏi HIV vào năm 2007 sau một cuộc điều trị. Cho đến nay, anh là người duy nhất được chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không chắc chắn giai đoạn này của chương trình điều trị giúp anh khỏi bệnh. Ngày nay, một nghiên cứu mới mang đến tia sáng mới cho sự kì diệu này và đưa ra được lời giải thích phù hợp nhất.

Brown được chẩn đoán nhiễm HIV năm 1995. Anh đã dùng thuốc điều trị HIV và điều trị kháng virus (ART) trong vòng 11 năm để kiểm soát bệnh của mình trước khi bị phát triển bệnh bạch cầu. Anh cũng được hóa trị nhưng không thành công, do đó, các bác sĩ đã quyết định tiến hành ghép tủy xương. Phương pháp điều trị này đã chữa lành bệnh ung thư cho anh, nhưng điều thú vị là virus lại giảm đến mức độ không thể phát hiện được trong máu và không bao giờ tăng trở lại, dù Brown đã dừng ART.

Chuyện gì đã xảy ra? Các nhà khoa học tin rằng có 3 yếu tố có thể tạo nên thành công này. Thứ nhất, Brown được ghép tủy từ một cá nhân có đột biến hiếm giúp thay đổi sự tiếp nhận HIV và đưa vào bên trong bạch cầu. Thứ hai, hệ thống miễn dịch của Brown đã bị phá hủy bởi hóa xạ trị để chuẩn bị cho tiến hành cấy ghép. Ở giai đoạn này, có thể giết chết tất cả tế bào đã bị nhiễm HIV trong cơ thể anh ấy. Và cuối cùng, tế bào được cấy ghép có thể tấn công các tế bào của Brown, nhờ đó làm suy yếu virus HIV.

Để tìm ra đâu là giai đoạn điều trị hiệu quả, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Atlanta đã thí nghiệm trên loài khỉ. Theo như mô tả trên tạp chí PLOS Pathogens, các nhà khoa học đã trích và lưu giữ tế bào gốc trong máu của 3 cá thể khỉ nâu. 3 mẫu này cùng 3 cá thể khỉ đối chứng được tiêm loại virus lai SHIV. Các mẫu sau đó được điều trị bằng ART.

Vài tháng sau, 3 cá thể khỉ đã trích tế bào gốc được chiếu xạ toàn thân. Điều này đã giết chết hầu hết các tế bào miễn dịch, trong đó có đến 99% bạch cầu đã bị nhiễm HIV. 3 mẫu thí nghiệm sau đó được tiến hành cấy ghép tế bào gốc đã từng bị lấy đi trước đó. Sau khi tế bào gốc được cấy vào cơ thể, các nhà khoa học cho dừng điều trị ART trên cả 6 cá thể thí nghiệm.

Cũng giống như con người khi dừng dùng thuốc, virus phát triển trở lại trong các mẫu đối chứng và 2 trong số 3 cá thể được cấy ghép. Sau 2 tuần dừng điều trị ART, các cá thể trải qua cơn suy thận trước khi chết. SHIV DNA được tìm thấy tại thời điểm tử vong cho thấy không cá thể khỉ nào được chữa khỏi.

Theo các nhà nghiên cứu, điều này chứng tỏ phá hủy hệ miễn dịch không phải là cách hiệu quả để chữa khỏi cho bệnh nhân HIV. Thay vào đó, có thể tình trạng tế bào trong mô ghép của người cho tấn công tế bào và mô của bệnh chủ (người nhận), hoặc đột biến trong tế bào của người hiến tặng cho Brown hoặc cả hai đều có tác dụng. Những cá thể khỉ thí nghiệm khi nhận lại tế bào gốc của mình không gây ra tình trạng tế bào của người cho tấn công tế bào của bệnh chủ. Từ đây, các nhà khoa học cho rằng hiện tượng này có thể là yếu tố quan trọng.

2 bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu khác nhiễm HIV đã được cấy ghép từ người hiến tặng không chứa đột biến, và khi bệnh nhân dường như được chữa khỏi, virus vẫn quay lại. Điều này cho thấy dù điều trị không mang lại hiệu quả, việc cấy ghép có thể giúp để giảm số lượng virus HIV trong cơ thể.

Mặc dù không cung cấp được câu trả lời chắc chắn, nghiên cứu này vẫn giúp mở ra một cơ hội. Các nhà khoa học nói rằng họ sẽ cố gắng giải quyết những bí ẩn còn tồn đọng và tiếp tục hoạch định các kế hoạch trong tương lai.

Thiên An (Theo IFL Science)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người duy nhất trên thế giới được chữa khỏi HIV như thế nào?