Sau hơn một tháng ở suốt trong nhà, cư dân Bắc Kinh Zhou Yu cuối cùng đã có thể ra khỏi khu dân cư nơi anh sống.

Người dân Trung Quốc thoát ‘kiếp phong tỏa’

15/03/2020, 06:23

Sau hơn một tháng ở suốt trong nhà, cư dân Bắc Kinh Zhou Yu cuối cùng đã có thể ra khỏi khu dân cư nơi anh sống.

Điểm du lịch Di Hòa Viên (Bắc Kinh) đón khách trở lại - Ảnh: SCMP

“Một tháng qua tôi rất buồn chán, chỉ thỉnh thoảng đi ra tiệm tạp hóa. Cảnh thiên nhiên cùng không khí trong lành khiến tôi rơi nước mắt”, Zhou chia sẻ.

Toàn Trung Quốc bị phong tỏa với mức độ khác nhau khi dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 1, nhưng từ tuần cuối tháng 2 các đơn vị du lịch trực tuyến ghi nhận lượng khách hàng đi chơi trong nước tăng mạnh. Giám đốc phụ trách quan hệ công chúng Chai Yinghui của công ty Tongcheng Yilong cho biết ngoài tâm dịch Hồ Bắc, lượng đặt phòng khách sạn nội địa tăng gần 90%.

Với tình hình ca nhiễm mới bên ngoài Hồ Bắc tiếp tục suy giảm cùng nới lỏng hạn chế đi lại, lưu lượng người di chuyển đang dần nối lại. Theo giám đốc Chai: “Họ rời thành phố miền trung và miền tây như Thành Đô, Trịnh Châu, Côn Minh để đến đô thị phía đông như Quảng Châu, Thẩm Quyến, Thượng Hải”.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin công ty đặt phòng trực tuyến hàng đầu Ctrip tung ra chương trình trị giá 1 tỷ Nhân dân tệ (dưới hình thức khuyến mại cùng trợ cấp) với mục tiêu hồi sinh ngành du lịch. Giám đốc điều hành Jane Sun còn kêu gọi toàn ngành nỗ lực.

40% khu danh lam thắng cảnh đã mở cửa trở lại, hơn 1.000 điểm miễn phí vé vào cổng cho nhân viên y tế. Tuy vậy để đảm bảo an toàn họ yêu cầu du khách đặt trước, kiểm tra nhiệt độ cũng như giới hạn số lượng. Tại điểm tham quan cũng có người cầm biển nhắc nhở đeo khẩu trang và tránh tập trung thành nhóm đông người, công tác khử trùng cũng được thực hiện thường xuyên.

Trong lúc đóng cửa, hàng loạt công viên quốc gia cung cấp dịch vụ du lịch kỹ thuật số như “tham quan” tại nhà bằng công nghệ thực tế ảo (VR).

Công viên quốc gia Lộc Sơn xem cư dân Hồ Bắc lân cận là nguồn khách lớn nên tập trung thu hút đối tượng này bằng khuyến mãi. Phát ngôn viên công viên giới thiệu: “Chúng tôi mời đội ngũ y tế Giang Tây chi viện Hồ Bắc đến đây nghỉ dưỡng ba ngày sau khi dịch bệnh chấm dứt. Người có hộ khẩu Hồ Bắc sẽ hưởng ưu đãi mua 1 tặng 1 vé”.

Năm ngoái, du lịch đem lại doanh thu 6,5 nghìn tỉ tệ (930 tỉ USD) cho Trung Quốc. Giới truyền thông ước tính ngành mất 17,8 tỉ tệ mỗi ngày bị phong tỏa.

Người dân đã đi du lịch trở lại, nhưng ngành khó lòng phục hồi nhanh chóng - Ảnh: SCMP

Giám đốc Sam Braybon của công ty Bespoke Travel lại đánh giá hiện tại chưa thể lơ là cảnh giác, nhất là khi COVID-19 đã thành đại dịch.

“Dù vài điểm du lịch ngoài trời hoạt động trở lại nhưng nhiều nơi ở Bắc Kinh và Thượng Hải vẫn đóng cửa hoặc hạn chế khách. Chính sách đi lại liên tỉnh khá khó hiểu mà lại dễ thay đổi. Vì vậy tôi nghĩ bây giờ rất ít người lên kế hoạch du lịch. Sẽ rất tốt nếu Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa vì tự tin kiểm soát được tình hình, tuy vậy cần mất thời gian hồi phục”, Giám đốc Braybon phân tích.

Ông Alice Chan thuộc Hiệp hội Ngành du lịch Hồng Kông cũng cho rằng lúc này chưa thích hợp: “Tình hình châu Âu cực kỳ nghiêm trọng. Cho phép người dân đi khắp Trung Quốc làm tăng khả năng họ tiếp xúc với người nước ngoài mắc bệnh”.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân Trung Quốc thoát ‘kiếp phong tỏa’