Sinh ra với một tinh hoàn bên trái, anh V. tưởng cơ thể mình bị khiếm khuyết, không ngờ tinh hoàn còn lại của anh nằm lạc trong ổ bụng, cạnh bàng quang.
Thông tin Y học

Người đàn ông ở TP.HCM có tinh hoàn lạc trong ổ bụng 31 năm mà không hề hay biết

Hồ Quang 20:44 10/12/2024

Sinh ra với một tinh hoàn bên trái, anh V. tưởng cơ thể mình bị khiếm khuyết, không ngờ tinh hoàn còn lại của anh nằm lạc trong ổ bụng, cạnh bàng quang.

Thời gian gần đây, anh N.H.V (31 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) phát hiện những cơn đau thắt nghẹt, vùng bẹn phải nổi khối phồng, ấn đau. Khối phồng tăng kích thước khi vận động. Sau đó, tình trạng đau vùng bẹn kèm cảm giác thắt nghẹt kéo dài, anh V. được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Xuyên Á.

nam-thanh-nien-bi-lac-tinh-hoan-trong-o-bung-31-nam-ma-khong-he-hay-biet-hinh-anh.png
Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân N.H.V (31 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) có khối thoát vị bẹn nghẹt và tinh hoàn bên phải trong ổ bụng, nằm cạnh bàng quang - Ảnh: BVCC

Tại đây, các bác sĩ tiến hành thăm khám và chỉ định chụp CT cản quang. Kết quả cho thấy bệnh nhân có khối thoát vị bẹn nghẹt và tìm thấy tinh hoàn bên phải trong ổ bụng, cạnh bàng quang.

Theo lời anh V., từ lúc sinh ra anh đã được phát hiện chỉ có tinh hoàn bên trái, nghĩ là do bất thường bẩm sinh, chỉ có 1 tinh hoàn nên gia đình và anh cũng không đi thăm khám.

BSCK2 Nguyễn Vĩnh Bình - Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, cho biết sau khi tư vấn và nhận sự đồng ý từ gia đình bệnh nhân, ca mổ được các bác sĩ tiến hành ngay trong 2 giờ đồng hồ kể từ khi tiếp nhận.

“Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã đưa các tạng thoát vị vào trong ổ bụng đồng thời cũng tìm được tinh hoàn bên phải nằm trong ổ bụng với kích thước tương đương tinh hoàn còn lại. Tinh hoàn bên phải sau đó được giải phóng và đưa từ ổ bụng xuống bìu, giúp bệnh nhân có đầy đủ 2 tinh hoàn. Chỉ một ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể đi lại và sinh hoạt bình thường”, bác sĩ Bình thông tin.

nam-thanh-nien-bi-lac-tinh-hoan-trong-o-bung-31-nam-ma-khong-he-hay-biet-hinh-anh-1.png
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đưa tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu, giúp bệnh nhân có đầy đủ 2 tinh hoàn - Ảnh: BVCC

Theo bác sĩ Bình, tinh hoàn ẩn là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở cơ quan sinh dục nam. Đây là tình trạng bé trai sinh ra mà 1 hoặc cả 2 tinh hoàn không di chuyển xuống bìu, hoặc nằm ở vị trí khác ngoài bìu.

Khi còn giai đoạn bào thai, tinh hoàn xuất hiện trong bụng gần thận. Tới tháng thứ 7, tinh hoàn bắt đầu di chuyển xuống bẹn. Tinh hoàn di chuyển xuống bìu muộn nhất là khoảng tháng thứ 6 sau sinh. Khoảng 1% bé trai đủ tháng phát hiện tinh hoàn ẩn ở thời điểm 1 tuổi. Thông thường tinh hoàn ẩn chỉ xảy ra 1 bên; tinh hoàn ẩn 2 bên chỉ chiếm khoảng 10% số trẻ bị tinh hoàn ẩn.

“Thông thường khoảng 60% - 85% tinh hoàn ẩn nằm ở phần trên của bìu và trong ống bẹn, khoảng 15% có thể nằm ở trong ổ bụng, hoặc các vị trí khác. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có khả năng xảy ra các biến chứng như: xoắn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn, giảm khả năng sinh sản, ung thư tinh hoàn, thoát vị bẹn”, bác sĩ Bình cho biết.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Bình khuyến cáo các bậc cha mẹ cần theo dõi sát sao, nhận biết sớm tình trạng này của bé trai để đưa bé đi khám kịp thời, và xử trí nếu có bất thường.

Bài liên quan
Hút cần sa gây ung thư tinh hoàn
Theo JAMA Network Open, phân tích dữ liệu từ 25 công trình nghiên cứu được thực hiện từ năm 1973 đến 2018, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa hút cần sa và ung thư.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thanh niên là nhân tố chủ chốt trong việc định hình, phát triển tương lai đất nước
3 giờ trước Sự kiện
Sáng 18.12, phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa 9, nhiệm kỳ 2024-2029 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người đàn ông ở TP.HCM có tinh hoàn lạc trong ổ bụng 31 năm mà không hề hay biết