Đa phần những người dân đang sinh sống tại Hà Nội đều có chung câu trả lời: “không nhớ”, “không biết”, “hình như là…” khi được hỏi về đại biểu HĐND cấp phường, nơi mình đang sinh sống.

Người dân không nhớ nổi đại biểu HĐND phường: Vì đâu nên nỗi?

Thu Anh | 15/11/2019, 17:35

Đa phần những người dân đang sinh sống tại Hà Nội đều có chung câu trả lời: “không nhớ”, “không biết”, “hình như là…” khi được hỏi về đại biểu HĐND cấp phường, nơi mình đang sinh sống.

Tại kỳ họp 8 Quốc hội 14, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) tại các phường thuộc quận, thị xã của TP.Hà Nội.

Về phía người dân, anh Lê Anh Tuấn (phường Quảng An, quận Tây Hồ) cho biết không nhớ tên và cũng không nhớ mặt những đại biểu HĐND phường; và theo anh Tuấn, HĐND phường hiện nay cũng không cần thiết vì anh chưa thấy được hết tác dụng của phía HĐND với người dân.

Cũng giống như trường hợp của anh Tuấn, khi được hỏi, bà Nguyễn Thị Thủy (phường Khương Trung, quận Thanh Xuân) cũng có cùng câu trả lời “không biết ai là đại biểu HĐND phường” – nơi mình đang sinh sống. Tại phường Trung Tự, bà Trần Thị Nhung (75 tuổi) cho biết trong số những đại biểu HĐND phường Trung Tự, bà chỉ biết được 2 người.

Cũng trong buổi phỏng vấn nhanh những người dân đang sinh sống tại Hà Nội, đa phần họ đều có chung câu trả lời: “không nhớ”, “không biết”, “hình như là…”.

Về việc xây dựng đề án thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường tại Hà Nội, trao đổi với PV Báo Một Thế Giới, một đại biểu HĐND của phường Trung Tự, quận Đống Đa (đề nghị không nêu tên), cho biết vấn đề nào cũng có tính haimặt. Việc không tổ chức HĐND cấp phường tại Hà Nội cũng giúp cho bộ máy chính quyền đỡ cồng kềnh, trách nhiệm của Ủy ban và Tổ chức chính trị xã hội của địa phương sẽ được tăng lên.

Tuy nhiên, đại biểu này cũng cho rằng HĐND phường là cơ quan giám sát tất cả việc làm của UBND, xem xét đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước để áp dụng vào khu dân cư trên từng địa bàn… Ngoài ra, HĐND có trách nhiệm phản ánh lại những ý kiến, bức xúc, đóng góp của người dân đối với Đảng, với chính quyền và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân; đồng thời đóng góp ý kiến cho Ủy ban.

Lấy ví dụ về việc ách tắc tại tuyến phố Tôn Thất Tùng (phường Trung Tự, quận Đống Đa), đại biểu này cho biết khi người dân bày tỏ bức xúc và đề xuất ý kiến về việc giải phóng vỉa hè cho người dân và trẻ em đi học được an toàn, HĐND đãlàm nhiệm vụ giám sát, phản ánh lên phường để UBND phường nắm được tình hình, cũng như đưa ra một số giải pháp cụ thể...

Trước đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết việc xây dựng đề án thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường tại Hà Nội xuất phát từ nhu cầu của thành phố. Là đô thị phát triển nhanh, thành phố mong muốn xây dựng hệ thống chính quyền gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, gần dân hơn và đáp ứng các yêu cầu của người dân tốt hơn.

Đặc biệt, ông Hải nêu rõ khi xây dựng Đề án này, ngay từ đầu thành phố đã rất quan tâm đến việc thực hiện thí điểm có bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo cũng như lấy ý kiến của các nhà luật học, các nhà quản lý. Qua đó cho thấy đề án là đề án thí điểm và không vi hiến.

Thu Anh
Bài liên quan
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam: Nhiều di tích ở Hà Nội mở cửa miễn phí
Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, hàng loạt di tích lịch sử ở Hà Nội thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp du khách tới tham quan.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân không nhớ nổi đại biểu HĐND phường: Vì đâu nên nỗi?