Nâng cao năng lực sức khỏe là một vấn đề toàn diện liên quan đến cả người trực tiếp điều trị bệnh, dịch vụ y tế, người bệnh...

Người bệnh đang 'đói' thông tin về bệnh tật của mình

Hồ Quang | 15/09/2016, 06:57

Nâng cao năng lực sức khỏe là một vấn đề toàn diện liên quan đến cả người trực tiếp điều trị bệnh, dịch vụ y tế, người bệnh...

Người bệnh "đói" thông tin

Năng lực sức khỏe là giá trị cốt lõi của tất cả các dịch vụ y tế nhằm góp phần làm cho bệnh nhân hiểu được giá trị của sức khỏe, cách duy trì sức khỏe, tăng cường sức khỏe và các bước để bảo vệ sức khỏe. Chính việc nâng cao năng lực sức khỏe giúp các chuyên gia chăm sóc cung cấp các dịch vụ hiệu quả, đảm bảo sự truyền đạt kiến thức cho người bệnh.

Tuy nhiên, tại Hội thảo khoa học Quốc tế tăng cường năng lực sức khỏe công tác xã hội trong việc cải thiện chất lượng điều trị và an toàn người bệnh tại bệnh việndo Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp với Viện nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng (Đại học Y dược Huế) tổ chức tại TP.HCM hôm14.9 PGS.TS Võ Văn Thắng -Viện nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng (Đại học Y dược Huế) cho rằng vấn đề năng lực sức khỏe đang là một hạn chế lớn nhất hiện nay trong công tác khám, chữa bệnh ở nước ta.

Chính năng lực sức khỏe thấpkhiến cho 32% bệnh nhân không có khả năng đọc các tài liệu chăm sóc sức khỏe; 43% bệnh nhân không hiểu thấu đáo cách dùng thuốc trong kê đơn của bác sĩ; đặc biệt có đến 86% bệnh nhân không hiểu quyền và trách nhiệm của mình trong đơn xin hỗ trợ y tế.

Việc người bệnh “đói” thông tin như trên theo ông Thắng là do việc giao tiếp giữa bệnh nhân và thầy thuốc còn hạn chế.

Phân tích của ông Thắng cho thấy, việc giao tiếp tư vấn về bệnh tật tại bệnh viện đang là một lỗ hỗng lớn, có tới 80% bệnh nhân quên những điều bác sĩ nói với họ khi ra khỏi bệnh viện, gần 50% bệnh nhân nhớ là không chính xác. Trong khi đó đến 14% bệnh nhân thừa nhận gặp khó khăn là không hiểu, 79% cho rằng bệnh nhân khác không hiểu.

“Nhiều bệnh nhân ra khỏi phòng khám với nhiều thắc mắc không được nói, không được giải đáp”, ông Thắng nói.

Vấn đề này theo ông Thắng là do có một khoảngtrống trong giao tiếp giữa khả năng của bệnh nhân - người có năng lực sức khỏe thấp và cách diễn đạt từ ngữ, các kỹ năng đòi hỏi để hiểu thấu đáo về thông tin sức khỏe.

“Hậu quả của năng lực sức khỏe thấp gây ra tình trạng sức khỏe của người bệnh kém; người bệnh hạn chế sử dụng y học dự phòng; sử dụng quá mức các dịch vụ khám chữa bệnh; hạn chế hiệu quả điều trị; gây tổn hại bệnh nhân không đáng có khiến bệnh nhân không được hài lòng”, ông Thắng nói.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia y tế, một trong tác nhân không kém phần quan trọng kéo giảm năng lực sức khỏe chính là những sai sót và sự cố y khoa xảy ra trong thời gian gần đây. Tất nhiên trong sai sót và sự cố y khoa có cả yếu tố hệ thống và con người.

Giúp người bệnh tiếp cập nhiều hơn với thông tin

Từ những thực tế trên, PGS.TS Võ Văn Thắng đã đặt hàng loạt câu hỏi liên quan đến năng lực sức khỏe, đó là làm sao lời nói của cán bộ y tếđược bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hiểu; làm sao để bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân hiểu như thế nào ở thông điệp nói và viết trong quá trình giao tiếp với cán bộ y tế; cách bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe như thế nào;trình độ học vấn của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân như thế nào...?

Theo ông Thắng, muốn nâng cao năng lực sức khỏe phải giải quyết được những vấn đề trên. Những điều này cán bộ y tế có thể thực hiện để nâng cao năng lực sức khỏe cho bệnh nhân.

Trước mắt theo ông Thắng đó là giúp bệnh nhân tiếp cận với thông tin bệnh tật,thông tin bệnh viện, cách tiếp cận dịch vụ và ra quyết định sử dụng dịch vụmột cách thuận lợi và dễ dàng. Đồng thời, các cơ sở y tế cũng tập trung vào năng lực sức khỏe, đặc biệt là phương pháp đào tạo cán bộ y tế cần cải thiện về giao tiếp bệnh nhân; áp dụng kỹ thuật đo lường và đánh giá khả năng xử lý thông tin sức khỏe của bệnh nhân để nâng cao năng lực sức khỏe theo yêu cầu và đối tượng khách hàng.

PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh – Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng nâng cao năng lực sức khỏe là một hoạt động quan trọng trong hoạt động của bệnh viện, khi quyền lợi của người bệnh ngày càng được nâng cao hơn trong mối quan hệ giữa bệnh nhân và cơ sở y tế.

Ông Bỉnh cho biết hiện Sở Y tế TP đang triển khai nhiều hoạt động nâng cao chất lượng điều trị tại các bệnh viện, ban hành khuyến cáo về an toàn người bệnh trong bệnh viện để định hướng cho các bệnh viện tuân thủ nhằm hướng đến sự hài lòng của người bệnh khi đến điều trị tại các cơ sở y tế.

“Việc triển khai nâng cao năng lực sức khỏe trong bệnh viện cùng với những hoạt động khác như: tổ chức phòng công tác xã hội, phát huy vai trò công nghệ thông tin... để làm thế nào cho người bệnh tiếp cận nhiều hơn với thông tin, giúp cải thiện an toàn người bệnh, tăng sự hài lòng của người bệnh là một việc làm hết sức cần thiết”, ông Bỉnh nhấn mạnh.

Hồ Quang

Bài liên quan
Loa phát thanh Triều Tiên ảnh hưởng sức khỏe người dân vùng biên giới
Trang The Korea Herald cho biết cư dân vùng biên giới liên Triều phải chịu tiếng ồn từ loa phát thanh của CHDCND Triều Tiên suốt nhiều tháng, khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nặng nề.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người bệnh đang 'đói' thông tin về bệnh tật của mình