The New York Times vừa có bài điều tra về vũ khí Nga dùng tại Ukraine và phát hiện ra nhiều điều hết sức bất ngờ. Người Mỹ nghi ngờ có "nội gián" tuồn đồ cho Nga đánh Ukraine.

Nghiên cứu vũ khí Nga, người Mỹ nghi ngờ có "nội gián" tuồn đồ cho Nga đánh Ukraine

Anh Tú (dịch) | 05/09/2022, 09:01

The New York Times vừa có bài điều tra về vũ khí Nga dùng tại Ukraine và phát hiện ra nhiều điều hết sức bất ngờ. Người Mỹ nghi ngờ có "nội gián" tuồn đồ cho Nga đánh Ukraine.

Các nhà điều tra đã kiểm tra thiết bị điện tử trong tên lửa hành trình và trực thăng tấn công mới nhất của Nga đã rất ngạc nhiên khi thấy công nghệ hàng chục năm tuổi được tái sử dụng từ các mẫu trước đó.

Khi lực lượng Nga bắn vũ khí dẫn đường chính xác vào các mục tiêu ở Ukraine, các sĩ quan trong cơ quan an ninh của Ukraine đã cùng với các nhà phân tích tư nhân đi thu thập các bộ phận của tên lửa bị rơi để làm sáng tỏ bí mật của đối thủ.

Các loại vũ khí này được cho là hàng đầu trong kho vũ khí của Nga. Nhưng các nhà phân tích đã kiểm tra chúng cho biết chúng chứa các thành phần công nghệ khá thấp, các loại bom, đạn được thu giữ khác cũng có thành phần tương tự

Những phát hiện đó được trình bày chi tiết trong một báo cáo mới được phát hành hôm thứ bảy bởi Conflict Armament Research, một nhóm độc lập có trụ sở tại Anh chuyên xác định và theo dõi vũ khí và đạn dược được sử dụng trong các cuộc chiến tranh trên khắp thế giới. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra thành phần vũ khí của Nga vào tháng 7 theo lời mời của chính phủ Ukraine.

Từ đó, bản báo cáo đã phủ nhận việc Moscow tuyên bố đang xây dựng lại một đội quân sánh ngang với năng lực quân sự của các đối thủ phương Tây.

Nhưng báo cáo cũng cho thấy rằng vũ khí mà Nga đang sử dụng để phá hủy các mục tiêu của Ukraine đang vô nhiễm với các lệnh trừng phạt được áp đặt đối với Nga sau khi nước này sáp nhập Crimea vào năm 2014. Những hạn chế đó vốn nhằm ngăn chặn việc vận chuyển các mặt hàng công nghệ cao có thể cải thiện khả năng quân sự của Nga.

Damien Spleeters, điều tra viên của nhóm đóng góp vào báo cáo cho biết: “Chúng tôi thấy rằng Nga tái sử dụng các thành phần điện tử giống nhau trên nhiều loại vũ khí, bao gồm ở tên lửa hành trình và trực thăng tấn công mới nhất của họ và chúng tôi không ngờ là sẽ thấy điều đó”.

“Vũ khí dẫn đường của Nga chứa đầy công nghệ và linh kiện không phải của Nga và hầu hết các chip máy tính mà chúng tôi ghi nhận được đều do các nước phương Tây sản xuất sau năm 2014”.

Làm thế nào Nga có được những bộ phận này là không rõ ràng. Ông Spleeters đang hỏi các nhà sản xuất chất bán dẫn làm thế nào mà hàng hóa của họ lại có mặt trong vũ khí Nga, cho dù thông qua các giao dịch hợp pháp hay mua bán qua trung gian để tránh các lệnh trừng phạt.

Các nhà điều tra đã phân tích phần còn lại của ba loại tên lửa hành trình của Nga - bao gồm mẫu mới nhất và tiên tiến nhất của Moscow là Kh-101 - và tên lửa dẫn đường mới nhất của họ là Tornado-S. Tất cả chúng đều chứa các thành phần giống hệt nhau được đánh dấu SN-99 mà nhóm nghiên cứu sau khi kiểm tra kỹ lưỡng đã khẳng định là thiết bị thu định vị vệ tinh rất quan trọng đối với hoạt động của tên lửa.

Ông Spleeters nói rằng việc Nga sử dụng các thành phần tương tự đã chỉ ra những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng của họ và việc hạn chế cung cấp các thành phần SN-99 sẽ làm chậm khả năng của Moscow trong việc bổ sung kho vũ khí dẫn đường vốn đang cạn dần.

Ông Spleeters nói: “Nếu bạn muốn kiểm soát hiệu quả và đảm bảo rằng người Nga không thể nhúng tay vào, bạn cần biết người Nga cần gì và sử dụng những gì”, đồng thời khẳng định: “Sau đó, điều quan trọng là phải biết làm thế nào họ có được nó – từ những đường dây nào? Họ đã sử dụng những nhà cung cấp nào?”

Các nhà điều tra nhận thấy sự phụ thuộc tổng thể của các kỹ sư Nga vào một số chất bán dẫn từ các nhà sản xuất phương Tây cụ thể, không chỉ trong vũ khí mà còn trong máy bay do thám không người lái, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị điện tử trực thăng và các thiết bị quân sự khác.

Ông Spleeters nói: “Theo thời gian, người Nga tiếp tục quay trở lại với các nhà sản xuất giống nhau. Một khi bạn biết điều đó, việc nhắm mục tiêu các đường dây đó sẽ dễ dàng hơn”.

Ông nói: “Nhìn vào các chip máy tính ở các vị trí giống nhau trên nhiều bảng mạch, chúng luôn được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất. Bạn có ngày sản xuất khác nhau, nhưng luôn là cùng một nhà sản xuất”.

Báo cáo cũng tiết lộ sự khác biệt rõ nét giữa vũ khí hàng đầu của Nga và vũ khí mà lực lượng Ukraine nhận được từ Mỹ.

Các bên tham chiến thường kiểm tra các khí tài quân sự thu giữ được để biết giá trị tình báo. Nhưng các nhà điều tra cho biết họ bị sốc bởi sự thờ ơ rõ ràng của Nga trước việc có quá nhiều vũ khí mà kẻ thù có khả năng thiết kế ngược.

Arsenio Menendez, một nhà thầu của NASA, người chế tạo ngược các bộ phận vũ khí của đối thủ, đã nghiên cứu các bức ảnh về thiết bị điện tử quân sự của Nga do các nhà nghiên cứu chụp. Menendez nói: “Về cơ bản, nó tương đương với bảng điều khiển trò chơi điện tử Xbox 360 và có vẻ như bất kỳ ai cũng có thể tách nó ra và xây dựng bản sao của riêng họ”.

Để so sánh, Bộ Quốc phòng Mỹ có các tiêu chuẩn mà các nhà thầu quân sự phải tuân theo để khiến các quốc gia đối địch khó chế tạo lại các phiên bản vũ khí nếu chẳng may lọt vào tay họ.

Để bảo mật thông tin này, mà Lầu Năm Góc đề cập đến với thuật ngữ anodyne "thông tin chương trình quan trọng", các chỉ thị quân sự yêu cầu sử dụng công nghệ chống giả mạo nhằm bảo mật các dòng mã máy tính và các hướng dẫn cho vũ khí biết cách tìm mục tiêu.

Các chỉ thị của Lầu Năm Góc được công bố công khai chỉ cung cấp một bản phác thảo về phạm vi và yêu cầu của chương trình và các chi tiết khác sẽ được phân loại. Các quan chức quân sự từ chối thảo luận về bất kỳ công nghệ chống giả mạo nào mà Bộ Quốc phòng có thể yêu cầu.

Ông Menendez nói: “Bạn có thể xây dựng một lưới bao quanh một con chip máy tính mà sẽ tự đề phòng nếu bị thăm dò”, đồngthời cho biết thêm rằng các biện pháp bảo vệ như vậy đã được sử dụng trong các mặt hàng thương mại như máy đọc thẻ tín dụng để ngăn ngừa trộm cắp và gian lận.

Ông nói, hệ thống định vị của Nga giống với kiến ​​trúc mã nguồn mở của máy thu GPS, không chịu các hạn chế của liên bang liên quan đến việc bán và xuất khẩu các mặt hàng quốc phòng.

Ông nói: “Một nhóm sinh viên chuyên ngành kỹ thuật điện của trường đại học cũng có thể xây dựng cái này”.

Ông Menendez nói, việc Nga sử dụng nhiều bộ phận để chế tạo vũ khí dẫn đường cũng có thể giúp giải thích tại sao tên lửa hành trình của họ đôi khi không chính xác lắm.

Những sai sót do các đơn vị GPS không tiêu chuẩn gây ra trong quá trình xử lý tín hiệu vệ tinh cuối cùng có thể khiến tên lửa hành trình trượt mục tiêu trong một khoảng cách rộng.

Cách tiếp cận của Nga đối với thiết bị điện tử trên vũ khí dường như là “nếu bạn không theo kịp, hãy mượn tạm công nghệ và cố gắng hết sức với nó”, ông Menendez phân tích.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu vũ khí Nga, người Mỹ nghi ngờ có "nội gián" tuồn đồ cho Nga đánh Ukraine