Nghị viện Catalan đã thông qua một đạo luật mở đường cho một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 1.10 về việc có tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha hay không. Cuộc bỏ phiếu này dự kiến sẽ vấp phải phản ứng quyết liệt từ chính quyền trung ương Madrid.

Nghị viện Catalan thông qua việc bỏ phiếu đòi ly khai, chờ phản ứng từ Madrid

Anh Tú | 07/09/2017, 06:28

Nghị viện Catalan đã thông qua một đạo luật mở đường cho một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 1.10 về việc có tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha hay không. Cuộc bỏ phiếu này dự kiến sẽ vấp phải phản ứng quyết liệt từ chính quyền trung ương Madrid.

Cái gọi là "dự luật trưng cầu dân ý" được thông qua vào thứ Tư, 6.9 bởi nghị viện khu vực với 72 phiếu thuận và 11 phiếu trắng. Sở dĩ có tỷ lệ đồng thuận cao là bởinghị viện Catalan hiện do các đảng ủng hộ độc lập kiểm soát. Các chính trị gia chống lại việc đòi ly khai cho vùng đông bắc Tây Ban Nha đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu.

Sau khi thông qua "dự luật", các nhà lập pháp ủng hộ ly khai đã hát bài "Els Segadors" vốn được coi là "quốc ca" của vùng, gợi nhớ lại một cuộc nổi dậy năm 1640 chống lại chế độ quân chủ Tây Ban Nha.

Xavier Garcia Albiol, người đứng đầu đảng Bảo thủ ở xứ Catalan, đã cáo buộc các chính trị gia ly khai muốn gây ra "cuộc khủng hoảng thể chế lớn nhất" ở Tây Ban Nha kể từ nỗ lực đảo chánh thất bại vào năm 1981.

Tây Ban Nha là vương quốc được hình thành từ nhiều xứ với ngôn ngữ và văn hóa khác nhau. Trong đó, Catalan là khu vực có 7,5 triệu người có ngôn ngữ và văn hoá riêng, chiếm khoảng 20% ​​sản lượng kinh tế của Tây Ban Nha, và được cấp quyền hạn đáng kể đối với các vấn đề như giáo dục, y tế và phúc lợi.

Nhưng những người ủng hộ ly khai luôn tỏ ra lo ngại về kinh tế của Tây Ban Nha đang tác động xấu đến Catalan. Đồng thời, phe ly khai luôn ấm ức rằng khu vực này phải trả thuế nhiềuhơn so với các khoản đầu tư được phân bổ từ chính quyền Madrid. Những suy nghĩ mang động cơ kinh tế đã thôi thúc xứ Catalan rời bỏ Tây Ban Nha.

Với người Việt Nam thì có thể cảm nhận rõ nhất sự căng thẳng giữa xứ Catalan và chính quyền Madrid thông qua không khí của các trận đấu Siêu kinh điển giữa Barcelona và Real Madrid. Nó không chỉ đơn thuần là trận đấu bóng đá mang tính chất thể thao mà còn là cách để thể hiện thái độ của người dân, của CĐV 2 khu vực. Trong các trận đấu trên sân nhà, CĐV của Barcelona thường mang theo cờ xứ Catalan, hát bàiEls Segadors và kể cả các biểu ngữ đòi ly khai khỏi Tây Ban Nha.

Nếu khu vực này đã đấy sự việc lên cao bằng dự luật trưng cầu dân ý, nó sẽ là bước tiến dài dẫn đến một cuộc xung đột với chính quyền trung ương Madrid, vốn đã nhiều lần lập luận rằng bất kỳ nỗ lực nào để ly khai khỏi Tây Ban Nha đều là bất hợp pháp và sẽ không được công nhận.

Ngay từ giờ, cơ sở pháp lý cho một cuộc trưng cầu dân ý như vậy đã được đặt câu hỏi. Người ủng hộ ly khai xứ Catalan có vẻ sốt sắng đẩy vấn đề một cách chính danh thật nhanh. Sau khi được nghị viện thông qua, dự kiến hôm nay thì thống đốc xứ Catalan Carles Puigdemont sẽ ký tên thông qua dự luật.

Tuy nhiên, Toà án Hiến pháp Tây Ban Nha đã dự kiến ​​sẽ xem xét lại dự luật nêu trên ngay trong tuần này và có thể đoán trước, Tòa án sẽ tuyên bố nó vô hiệu, như họ đã làm nhiều lần trong quá khứ.

Những người ủng hộ ly khai nói rằng nếu cuộc trưng cầu dân ý diễn ra và nhận được đa số tán thành, họ sẽ tách khỏi Tây Ban Nha "trong vòng hai ngày". Nhưng cách đây ít hôm, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã cảnh báo rằng ông sẽ không đời nào cho phép khu vực kinh tế quan trọng táchkhỏi Tây Ban Nha.

"Người Catalan không thể tiến hành cuộc trưng cầu dân ý theo kế hoạch bởi vì họ không được phép làm như vậy theo hiến pháp hay các đạo luật hiện hành", ông nói. Theo hiến pháp Tây Ban Nha, các cuộc trưng cầu về chủ quyền phải được tổ chức trên toàn quốc, chứ không phải theo khu vực. Theo Điều 155, Madrid có quyền can thiệp trực tiếp vào hoạt động của chính quyền khu vực Catalan, bắt buộc hủy cuộc bỏ phiếu.

Nên nhớ rằng nhiều nước phương Tây bao gồm hầu hết các thành viên trong NATO, EU ủng hộ Kosovo độc lập với Serbia nhưng riêng Tây Ban Nha là phản đối điều này và không công nhận cái gọi là nhà nước Kosovo.

Vào năm 2014, vài tháng sau khi Scotland tiến hành cuộc trưng cầu dân ý đòi tách khỏi Anh (nhưng cuối cùng là ở lại Anh), xứ Catalan cũng tiến hành cuộc thăm dò không chính thức và nhận được 2 triệu phiếu ủng hộ. Nhưng kết quả đó không có giá trị về mặt pháp lý.

A.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
11 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghị viện Catalan thông qua việc bỏ phiếu đòi ly khai, chờ phản ứng từ Madrid