Trong thai kỳ, điều làm các bà mẹ quan tâm nhiều là làm gì và ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vì tâm lý đó, nhiều người cứ hễ nghe ai truyền đạt điều gì là liền nghe theo mà không biết việc làm đó thực sự có tốt hay không.
Thực tế, mỗi quan niệm không đúng có thể có ảnh hưởng rất rõ đến sức khỏe bà mẹ và nhất là thai nhi trong bụng. Ai cũng biết điều này, nhưng hãy kiểm tra lại xem bạn có mắc phải những quan niệm sai này hay không:
Khám thai không đúng kỳ
Quan niệm sai: Nhiều người thường rỉ tai với nhau rằng, không nên khám quá sớm vì thai chưa đủ 3 tháng thì chẳng cho biết được điều gì cả.
Thực tế là: Không phải như vậy. Khi thấy trễ kinh khoảng 6 đến 7 tuần, bạn nên đi khám xem phôi thai có nằm đúng vị trí hay không? Có phát triển bình thường hay không? Sau đó, bạn phải bắt đầu lên kế hoạch khám thai định kỳ vào những mốc thời gian cụ thể. Vào tuần thứ 12, bạn nên đến bác sĩ khám độ mờ da gáy để phát hiện có dị tật bẩm sinh hay không? Sau đó, vào tuần thứ 20, thai nên được siêu âm 4 chiều để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Tiếp theo đó, siêu âm tổng quát lại vào tuần thứ 28 để xem có dị tật muộn.
Như vậy, việc quá chủ quan không khám thai thường xuyên hoặc quá lo lắng, khám thai hàng tuần đều là không đúng là không cần thiết.
Thực tế là: Cả hai tư tưởng trên đều sai. Khi mang thai, bạn nên duy trì những hoạt động bình thường và hạn chế những công việc nặng hay có thể gây nguy hiểm đến thai nhi như khuân bê vật nặng, trèo lên ghế lấy đồ đạc… Những công việc như bếp núc, dọn dẹp nhà cửa, đi siêu thị, bạn hoàn toàn có thể làm với tốc độ chậm rãi hơn lúc chưa mang thai một chút. Vì cơ thể vận động đều đặn sẽ không chỉ giúp máu huyết lưu thông mà còn giúp tinh thần của bạn cảm thấy thoải mái.
Ăn uống nhiều dù có khi “ngán tận cổ họng”
Quan niệm sai: Một người phải ăn cho hai người là tâm lý chung của đa số thai phụ.
Ảnh minh họa |
Vì chế độ ăn trong giai đoạn quan trọng này cần nhất là phải đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ dưỡng chất cho hai mẹ con. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được tự ý bổ sung các loại vitamin cần thiết như sắt, canxi, ma-giê, a-xít folic khi chưa có chỉ định và hướng dẫn liều lượng của bác sĩ. Đối với can-xi, bạn có thể uống vào tháng thứ 6 vì lúc này, cơ thể mới cần sự bổ sung từ bên ngoài. Đối với a-xít folic nên uống vào 3 tháng đầu thai kỳ để tránh dị tật ống thần kinh. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều a-xít folic sẽ có nguy cơ gây tăng sinh tế bào.
Xoa bụng, nói chuyện với con cả ngày
Quan niệm sai: Vì muốn thể hiện yêu thương và làm tăng sự gắn kết tình cảm với con, nhiều bà mẹ thường vuốt ve, xoa bụng rất nhiều lần trong ngày.
Thực tế là: Việc này rất nguy hiểm vì có thể dẫn tới những nguy cơ làm xuất hiện cơn co tử cung. Vào tháng cuối thai kỳ, nếu tử cung co mạnh còn có thể gây động thai, sảy thai hoặc đẻ non. Ngoài ra, bà mẹ cũng nên lưu ý đến việc trò chuyện hay cho con nghe nhạc cũng phải có thời lượng và giờ giấc nhất định. Đừng thấy rãnh lúc nào là gọi bé lúc đấy. Vì nếu tới giờ mà không được mẹ hỏi han, bạn sẽ thấy bé phản ứng bằng cách ngọ nguậy ngay. Để không bị quên, tốt nhất là bạn hãy làm việc này khoảng 10 phút trước khi đi ngủ.
Thảo Thanh - Theo Sức khỏe
Tư vấn chuyên môn: BS Huỳnh Trong – BV An sinh TP.HCM