Có thể nói Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị đã mang lại nhiều đột phá trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, không những nâng cao vai trò, trách nhiệm cả hệ thống chính trị vào cuộc mà còn giúp cho Ngành BHXH đạt nhiều kết quả trong đa dạng hóa truyền thông chính sách BHXH, BHYT, đổi mới quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới sự hài lòng người dân.

Nghị quyết 21 mang lại nhiều đột phá trong chính sách BHXH, BHYT

Bài PR theo hợp đồng QC | 16/10/2018, 11:04

Có thể nói Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị đã mang lại nhiều đột phá trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, không những nâng cao vai trò, trách nhiệm cả hệ thống chính trị vào cuộc mà còn giúp cho Ngành BHXH đạt nhiều kết quả trong đa dạng hóa truyền thông chính sách BHXH, BHYT, đổi mới quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới sự hài lòng người dân.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị, công tác tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; đặc biệt trong công tác phát triển đối tượng tham gia với độ bao phủ BHXH, BHYT ngày càng cao. Theo số liệu thống kê, kết quả đạt được khá ấn tượng, đến thời điểm hết năm 2017, so với năm 2012, đối tượng tham gia BHXH tăng mới 3,25 triệu người, bằng 30,8%; đối tượng tham gia BHTN cũng tăng nhanh qua các năm, tăng mới 3,5 triệu người, bằng 42,4%; đối tượng tham gia BHYT tăng thêm 20,97 triệu người (so với năm 2012 tăng 35,6%), đạt tỷ lệ 85,6% dân số, đã vượt chỉ tiêu bao phủ BHYT theo Nghị quyết số 21-NQ/TW.

Bên cạnh đó, các chính sách về BHXH, BHYT được thực hiện đầy đủ; quyền lợi của người tham gia được đảm bảo tốt hơn, chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được cải thiện; các chế độ BHXH, BHYT được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật...

Đáng chú ý, công tác cải cách thủ tục hành chính về BHXH của BHXH Việt Nam đã đạt được những dấu ấn lớn, tạo thuận lợi cho người dân, đơn vị và doanh nghiệp khi tham gia giao dịch với cơ quan BHXH. Thủ tục hành chính về BHXH, BHYT giảm từ 115 xuống còn 28 thủ tục, số giờ giao dịch về BHXH, BHYT giảm từ 335 giờ xuống còn 147 giờ (theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới) và 51 giờ (theo đánh giá của các cơ quan trong nước).

Riêng trong năm 2017, công tác ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối dữ liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH để phục vụ người dân, đơn vị và doanh nghiệp bước đầu có những kết quả tích cực. Hiện toàn quốc có khoảng hơn 90% số đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp tham gia thực hiện giao dịch điện tử BHXH, BHYT với cơ quan BHXH; BHXH Việt Nam đã liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh BHYT và kết nối trực tuyến hằng ngày với hơn 12 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh qua Hệ thống Thông tin giám định BHYT.

Trong xếp hạng Môi trường kinh doanh Doing Business 2018 được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 10.2017, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã tăng 14 bậc so với năm ngoái, lên vị trí 68 trong số 190 nền kinh tế. Trong đó, chỉ số nộp thuế và BHXH tăng điểm và tăng hạng nhiều nhất, vượt 81 bậc lên vị trí 86 trong số 190... Ðó là những minh chứng về vai trò của Ngành BHXH trong việc góp phần ổn định, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân...

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Đào Việt Ánh nhận định: "Chính sách BHXH, BHYT là thành quả trong cả một quá trình dài xây dựng và phát triển đất nước. Trên thực tế, Nghị quyết 21 đã trở thành chỉ lệnh, là kim chỉ nam giúp cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, cơ quan, đơn vị ý thức cao hơn trách nhiệm của mình và chủ động, quyết tâm vào cuộc, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng xã hội. Từ đó đã tạo nên sức mạnh, động lực để từng cán bộ, đảng viên và nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình".

Đánh giákết quả 5 năm công tác truyền thông thực hiện Nghị quyết số 21, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ban Tuyên giáo Trung ương) Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh, đây là những kết quả ấn tượng; tuy nhiên, để đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 21 đặt ra, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN; và mới đây nhất là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng độ bao phủ BHYT đến năm 2020 phải đạt 90% dân số thì vẫn còn một khoảng cách đầy thách thức đối với Ngành BHXH nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung.

Để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết số 21 đặt ra, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh yêu cầu, trong thời gian tới, BHXH các tỉnh, thành phố cần tiếp tục đầu tư nguồn lực, vật lực cho công tác truyền thông, xác định rõ đối tượng trọng tâm, trọng điểm, xây dựng nội dung và hình thức truyền thông phù hợp. Truyền thông chính sách BHXH, BHYT hiệu quả phải gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ cũng như tác phong phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành BHXH. Xây dựng Ngành BHXH hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghị quyết 21 mang lại nhiều đột phá trong chính sách BHXH, BHYT