Trong khi chờ Luật về PPP ra đời, tôi kỳ vọng Nghị quyết 160 sẽ tạo ra được một khung pháp lý phù hợp để điều chỉnh cho việc thực hiện hợp đồng BT của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Đặc biệt, có thể phần nào hạn chế, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật gây thất thoát tài sản nhà nước”, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Công ty Luật SB Law nói.

Nghị định 160 về BT và kỳ vọng chống thất thoát tài sản công

04/02/2019, 14:43

Trong khi chờ Luật về PPP ra đời, tôi kỳ vọng Nghị quyết 160 sẽ tạo ra được một khung pháp lý phù hợp để điều chỉnh cho việc thực hiện hợp đồng BT của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Đặc biệt, có thể phần nào hạn chế, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật gây thất thoát tài sản nhà nước”, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Công ty Luật SB Law nói.

Nghị định 160 về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư vừa được ban hành - Ảnh: CafefF

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 160/NQ-CP về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Nhiều chuyên gia cho rằng nghị quyết này sẽ phần nào hạn chế, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật gây thất thoát tài sản nhà nước.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nhận định việc đổi đất lấy hạ tầng thời gian qua xuất hiện rất nhiều lỗ hổng trong quản lý, đặc biệt là việc định giá các tài sản công, trong đó có đất đai, quyền sử dụng đất.

“Đất đai được định giá rất rẻ và đằng sau có thể có sự móc ngoặc, ăn chia, giành phần cho các doanh nghiệp thân hữu. Nhiều ý kiến cũng yêu cầu phải thực hiện dự án thông qua đấu thầu, nhưng nhiều nơi vẫn viện lý do để chỉ định thầu”, ông Thịnh nói.

Chuyên gia này cho rằng đất đai là tài sản công, vì thế việc quản lý tài sản công phải được thực hiện theo quy chế mới. Việc định giá đất phải công khai, minh bạch, phải có đấu thầu và sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp đấu thầu. Cơ quan chức năng cũng cần kiểm tra, giám sát một cách sòng phẳng.

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Công ty Luật SB Law, đặc điểm của hợp đồng BT là có sự tham gia của thực thể công (cơ quan nhà nước) vào quan hệ hợp đồng với thực thể tư (nhà đầu tư, doanh nghiệp).

Chính vì vậy, việc thực hiện hợp đồng này cũng sẽ phát sinh một số vấn đề pháp lý cần phải có cơ chế đặc thù để điều chỉnh. Một trong số những vấn đề pháp lý này là vấn đề thanh toán trong hợp đồng BT, cụ thể là vấn đề sử dụng tài sản công để thanh toán theo hợp đồng BT.

Nghị quyết 160/NQ-CP được Chính phủ ban hành ngày 28.12.2018, nhằm mục đích tạo ra cơ sở pháp lý để điều chỉnh vấn đề này.

Nghị quyết 160 quy định rõ, đối với hợp đồng BT được ký kết trước ngày 1.1.2018 theo đúng quy định của pháp luật mà chưa hoàn thành việc thanh toán thì tiếp tục thực hiện thanh toán theo nội dung của hợp đồng.

Đối với hợp đồng BT được ký kết từ ngày 1.1.2018, có điều khoản dùng tài sản công để thanh toán: Nếu nội dung phù hợp quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017, pháp luật về đất đai, pháp luật về ngân sách nhà nước và các luật có liên quan thì thực hiện thanh toán theo hợp đồng; Nếu có nội dung chưa phù hợp phải đàm phán điều chỉnh lại cho phù hợp theo đúng quy định.

Đối với dự án đã hoàn thành việc lựa chọn Nhà đầu tư trước ngày 28.12.2018 nhưng chưa ký hợp đồng BT, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng BT theo đúng quy định.

“Trong khi chờ Luật về PPP ra đời, tôi kỳ vọng Nghị quyết 160 sẽ tạo ra được một khung pháp lý phù hợp để điều chỉnh cho việc thực hiện hợp đồng BT của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Đặc biệt, có thể phần nào hạn chế, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật gây thất thoát tài sản nhà nước”, ông Hà nói.

Qua đó, luật sư này cho rằng việc này sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư cũng như đảm bảo môi trường đầu tư an toàn tại Việt Nam. Đồng thời, việc ra đời nghị quyết của Chính phủ là nhằm mục tiêu xử lý khoảng trống pháp lý trong việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT, nhằm không làm ảnh hưởng các dự án đang triển khai thực hiện, đặc biệt là các dự án đã ký kết hợp đồng BT.

Thêm nữa, ông Hà cho biết, việc này để tháo gỡ khó khăn cho các bộ, ngành, địa phương, các nhà đầu tư trong thời gian Chính phủ chưa ban hành nghị định quy định chi tiết. Hình thức là nghị quyết của Chính phủ để phù hợp với thẩm quyền quy định chi tiết việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT.

“Nghị quyết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông vận tải theo hình thức họp đồng BT, BT nói riêng; đồng thời xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm”, ông Hà nói.

Trước đó, Nghị định 160 cũng nêu rõ, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các địa phương - cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án BT và nhà đầu tư các dự án BT chịu trách nhiệm rà soát lại các hợp đồng BT đã ký kết và đang thực hiện, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các sai phạm; đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; không làm thất thoát tài sản công, không để xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm.

Trường hợp phát hiện có vi phạm nhưng chưa gây thất thoát tài sản nhà nước thì phải điều chỉnh lại hợp đồng BT; nếu phát hiện vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước, xây dựng, quản lý đất đai, đấu thầu, đầu tư công, quản lý tài sản công và pháp luật liên quan khác... thì phải điều chỉnh hoặc hủy hợp đồng BT, kịp thời thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát, đồng thời xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Chính phủ giao Bộ Tài chính có trách nhiệm hoàn thiện dự thảo Nghị định về sử dụng tài sản công để thanh toán cho các Nhà đầu tư thực hiện dự án BT theo đúng Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 9.9.2018 của Chính phủ.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghị định 160 về BT và kỳ vọng chống thất thoát tài sản công