Vài thập kỉ trở lại đây, có một hoạt động tín ngưỡng đặc trưng đang xóa dần ranh giới giới tính tại khu vực Đông Nam Á. Câu chuyện thú vị về những người đàn ông giả nữ hành nghề ‘đồng cô’ được mô tả sống động qua tập sách ảnh của nữ nghệ sĩ Mariette Pathy Allen.

Nghề làm ‘đồng cô’ - nét văn hóa LGBT độc đáo của Á Đông

nhu y | 30/04/2018, 09:00

Vài thập kỉ trở lại đây, có một hoạt động tín ngưỡng đặc trưng đang xóa dần ranh giới giới tính tại khu vực Đông Nam Á. Câu chuyện thú vị về những người đàn ông giả nữ hành nghề ‘đồng cô’ được mô tả sống động qua tập sách ảnh của nữ nghệ sĩ Mariette Pathy Allen.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm chụp ảnh cộng đồng LGBT, nhiếp ảnh gia kì cựu Mariette Pathy Allen quen chứng kiến cách xã hội có thể kì thị - chèn ép người đồng tính ra sao. Tuy nhiên, một bộ sưu tập ảnh bà thực hiện mới đây xoay quanh chủ đề trên, mang đến ấn tượng rất khác.

Kết hợp loại hình tín ngưỡng Phật giáo và đạo thờ tổ tiên, phần lớn nhân vật hiện hữu trong tác phẩm sách ảnh ‘Transcendents: Spirit Mediums in Bruma and Thailand’ vốn có vẻ ngoài hệt như nam giới, ở từng nghi lễ tôn giáo, lại sẵn lòng hóa thân thành nữ. Họ trang điểm nổi bật, duyên dáng khi vận lễ phục truyền thống. Số đông ‘đồng cô’ nam tự nguyện sống suốt đời với bản chất nữ tính. Rất nhiều ‘bà đồng’ cũng không ngại công khai yêu người cùng giới.

Qua 4 chuyến chụp ảnh ở Đông Nam Á, Allen khám phá được rằng, những ‘bà đồng’ phi giới tính đang sử dụng chức danh tôn giáo họ sở hữu, nhằm vượt lên nạn phân biệt đối xử vẫn tồn tại giữa xã hội phương Đông đối với cộng đồng LGBT. Nữ nhiếp ảnh gia nhận ra, vấn đề giới tính trong trường hợp này trở nên không còn quan trọng. Phản ứng kì thị thường nhắm vào người đồng tính, có thể được thay thế bằng cảm nhận tôn kính, nhờ danh xưng ‘đồng cô’.

Allen chia sẻ cùng trang tin CNN: “Đồng cô’ với nhiều cư dân Á Đông mang ý nghĩa tôn quý, đáng trân trọng. Người đồng giới, chuyển giới có khuynh hướng bị xem thường, phân biệt đối xử, đặc biệt ở khu vực như Miến Điện (Myanmar). Nhưng nếu họ hành nghề đồng cô, chuyện sẽ hoàn toàn trái ngược. Chẳng còn ai e ngại việc họ thuộc giới tính nào”.

Một hiện tượng lan tỏa

Eli Coleman, giáo sư khoa Tình dục học, đại học Minnesota, tiếp lời Allen: “Điều giá trị không kém là công việc ‘lên đồng,’ phục vụ lễ nghi tôn giáo, giúp tạo cơ hội nghề nghiệp và tài chính vững chắc cho không ít nam giới đồng tính”.

Hình tượng nữ tính từ lâu đã được ngầm hiểu như một yếu tố đạo giáo truyền thống tại Á Đông, và hiện nay càng được công nhận rộng rãi. Coleman nhận xét, thể hiện tính nữ trong hoạt động tín ngưỡng xuất phát từ niềm tin lâu đời rằng, phụ nữ thường dễ chịu ảnh hưởng tâm linh hơn nam giới.

Mặc trang phục gợi nét nữ tính sẽ “hỗ trợ ‘đồng cô’ tiếp cận thế giới của thần phật hay những linh hồn,” Anukul Siripan, một ‘bà đồng’ nam 45 tuổi người Thái Lan, cho biết.

Siripan lý giải, “Là người chuyển giới, chúng tôi luôn cố gắng tươm tất hơn về diện mạo, trang phục so với cánh nam giới thông thường. Chúng tôi tin rằng thần linh ưa thích sự sạch sẽ và nét duyên dáng bề ngoài”.

Xuất thân từ một gia đình nhiều thế hệ làm nghề ‘lên đồng,’ Siripan đã cống hiến 30 năm tuổi đời cho công việc đặc biệt này. Ngoài tham gia lễ hội - nghi thức tôn giáo, thường nhật, ông là một giảng viên nghiên cứu văn hóa xã hội.

“Dạng nghi lễ cần đến ‘đồng cô’ thường mang tính mời gọi linh thần - đó có thể là một vị tổ tiên hay thần tiên giúp bảo vệ con người.” Siripan tiết lộ. “Mọi người muốn vị linh thần hỗ trợ, đem lại tài vận và bảo vệ họ trước những sự kiện trọng đại trong đời”.

Theo lời Siripan, những ‘bà đồng’ chuyển giới thực tế rất nổi tiếng tại miền bắc Thái Lan, nơi ông đang sống, lẫn không ít tỉnh thành khác khắp đất nước.

Xu hướng ưa chuộng hình thái ‘lên đồng’ trong hoạt động tín ngưỡng, biểu thị một bước chuyển đổi xã hội học quan trọng tại hàng loạt quốc gia Đông Nam Á.

Giáo sư Coleman nhận định, “Khoảng 50-60 năm trước, chủ yếu lực lượng ‘đồng cô’ là nữ. Nhưng theo thời gian, đã có một thay đổi lớn. Khi phụ nữ dần rút lui khỏi vai trò ‘chỗ dựa’ tâm linh, cộng đồng LGBT thay thế họ”.

Coleman và Allen, những người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu chủ đề ‘đồng cô,’ đều có chung quan điểm, rằng ‘bà đồng’ nam luôn cởi mở khi thảo luận khái niệm giới tính lẫn vị thế của họ trong lễ nghi tôn giáo. Dẫu vậy, đây không hề là một nghề dễ tiếp nhận.

“Việc ‘lên đồng’ có thể rất áp lực.” Coleman nói. “Nếu cơ thể bạn bị một linh hồn xâm nhập, bạn sẽ phải chịu giam giữ ngay trong thân xác. Điều này là ‘con dao hai lưỡi,’ và không phải ai cũng sẵn lòng chấp nhận làm thế. Ngoài ra, có đủ loại lễ nghi, với vô số chi tiết bạn phải học".

‘Bữa tiệc’ thị giác

Những lễ hội tôn giáo có thể phức tạp, rườm rà, duy chúng thật sự là trãi nghiệm thị giác khó quên. Allen yêu thích chụp ảnh ‘đồng cô’ khi họ đang ở giữa nghi lễ, trong phạm vi cộng đồng bản địa lẫn ở nhà riêng.

Người phụ trách ‘lên đồng’ thường mặc trang phục màu sắc, trang điểm và đeo trang sức lóng lánh. Bên cạnh đó, khu vực thờ tự được trang hoàng chỉnh chu, bày trí nến, trầm hương và hoa thơm, mang dấu ấn cuốn hút.

“Tôi rất may mắn có được vô số cảm hứng chụp ảnh.” Allen chia sẻ. “Hơn thế nữa, nhiều ‘bà đồng’ tôi tiếp xúc đều rất duyên dáng. Cả bầu không khí, phong cách thiết kế buổi lễ, mọi thứ đều tuyệt đẹp".

‘Lên đồng’ là hoạt động chứa đựng nét kết hợp linh hoạt giữa vẻ ngoài nam tính và sự mềm mại, uyển chuyển ở người phụ nữ. Điểm giao thoa giới tính thể hiện nơi series ảnh lý thú của Allen đang góp phần phác họa một ‘không gian’ văn hóa hiếm hoi, khi khác biệt người với người nhường chỗ cho niềm tin đạo giáo luôn được đề cao.

Như Ý (theo CNN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghề làm ‘đồng cô’ - nét văn hóa LGBT độc đáo của Á Đông