Ngày tốt nghiệp của Jadareous Davis cũng giống như bao ngày khác – lại bắt đầu với một mớ hỗn độn.

Ngày tốt nghiệp của những học sinh nghèo nhất nước Mỹ

Một Thế Giới | 21/10/2015, 05:33

Ngày tốt nghiệp của Jadareous Davis cũng giống như bao ngày khác – lại bắt đầu với một mớ hỗn độn.

Trường Ruleville Central đã tuyên bố sẽ khóa cửa trước trước khi buổi lễ diễn ra khoảng 1 tiếng để ngăn đám đông tràn vào. Thế nhưng, giờ này Davis vẫn đang có mặt ở nhà của bà cậu, cách trường khoảng 6 dặm trong khi thời gian thì cứ trôi đi. Cậu điểm lại danh sách cần mang. Có lẽ cậu nên sang hàng xóm mượn chiếc cà-vạt nơ. Còn quần thì cậu không rõ là quy định bắt buộc nên mặc quần đen hay nâu, và cậu nhấc máy gọi cho một người bạn để hỏi lại.
“Này, chúng ta phải mặc quần màu gì nhỉ?” – Davis nói qua điện thoại.
Giọng bà cậu om sòm ở một căn phòng khác.
“9 giờ 15 phút! Nhanh lên! Ta không muốn bị đứng ngoài đâu!” – bà thúc giục.
Davis, năm nay 19 tuổi, chuẩn bị làm lễ tốt nghiệp ở một trong những ngôi trường nghèo nhất khu vực này. Tốt nghiệp phổ thông cũng là thời điểm khiến những người trẻ ở đây vừa háo hức vừa lo sợ, bởi họ chẳng biết làm thế nào để biến những thứ tăm tối của cuộc đời mình thành một tương lai tươi sáng.
Năm cuối cấp, ý thức về điều đó còn tăng gấp đôi. Davis gần như không có một chỗ ở ổn định. Cách đây vài tháng, cậu phải chuyển ra xa thị trấn tới một chỗ được người dì thuê cho sau khi cậu không thể chịu nổi việc phải ngủ trên chiếc ghế sofa trong căn nhà chật chội của bà. Davis hầu như không nhận được sự giúp đỡ của gia đình. Vài năm trước, cậu cãi nhau với mẹ rất căng thẳng. Bây giờ, giải pháp của cậu là tránh gặp mẹ. Sau khi tốt nghiệp trung học, Davis cũng phải gánh một khoản nợ 1.200 USD – số tiền phạt vì lái xe của dì mà không có bảo hiểm, rồi sau đó không có mặt khi tòa gọi.
hoc sinh ngheo, nguoi ngheo, My, khoang cach giau ngheo, ngay tot nghiep
Davis nhận bằng tốt nghiệp
Con phố ở Drew mà cậu đang sống là những căn nhà xập xệ. Khu dân cư này có tỷ lệ buôn bán ma túy cao và việc buôn bán thường diễn ra gần một tòa nhà bỏ hoang. Hạt của cậu có tỷ lệ người nghèo cao gần gấp 3 lần tỷ lệ trung bình của nước Mỹ - 36%. Bang của cậu có thu nhập bình quân thấp nhất cả nước và tỷ lệ bị bắt giam đứng thứ 2 cả nước. Trong bán kính tương đương 2 giờ lái xe không tìm thấy tỷ lệ thất nghiệp ở đâu ngang bằng với tỷ lệ thất nghiệp trung bình của nước Mỹ.
Davis học phổ thông ở trường Ruleville Central – tòa nhà chỉ có một tầng, xây gạch đỏ, được xây dựng từ năm 1958 – nơi mà đồng hồ treo tường thì hỏng và chỉ có 55% học sinh tốt nghiệp đúng hạn, trong khi tỷ lệ tốt nghiệp trung bình của cả bang là 76%. Một ngày trước buổi lễ tốt nghiệp, lãnh đạo nhà trường cho biết sẽ khóa cửa lúc 9 giờ để đảm bảo quy định phòng chống hỏa hoạn trong phòng tập thể dục có diện tích quá nhỏ - nơi diễn ra buổi lễ. Tuy nhiên, Davis cho rằng trường sẽ nới lỏng quy định. Thế nên, mặc dù đang muộn nhưng cậu vẫn lấy chiếc áo sơ mi trắng và chiếc quần đen ra là.
“Cháu trai, từ hôm qua cháu đã phải biết là sẽ mặc quần đen và đi giày đen rồi chứ!” – bà Nettie Davis nói vào lúc 9 giờ 20 phút.
“Cháu không biết!” – Davis trả lời
“Tại sao giờ cháu còn là quần áo, Bae Bae” – bà dùng tên gọi của Davis khi ở nhà. “Sẽ chẳng có ai nhìn thấy chiếc áo đó cơ mà!”.
15 phút sau, Davis đã sẵn sàng ra khỏi nhà. Bà và dì cậu quá mệt mỏi với việc chờ đợi, đã đi trước tới trường trên chiếc xe riêng. Davis thì đi chung xe với người anh họ, nhấn gas và thầm nghĩ mọi chuyện sẽ thật dễ dàng giá như cậu được ngủ ở nhà bà như trước kia – khi mà dì và em bé chưa chuyển vào và khiến căn nhà trở nên quá chật chội.
Xe của Davis tới bãi đỗ xe của trường vào lúc 9 giờ 48 phút – 12 phút trước khi buổi lễ bắt đầu. Có vài học sinh không phải năm cuối tới tham gia buổi lễ nhìn thấy cậu trong bãi đỗ xe thì lao tới.
“Cảnh sát khóa cửa rồi!” – một học sinh thở không ra hơi thông báo cho Davis.
Davis chạy hết tốc lực về phía cửa sau phòng thể dục, đám học sinh kia cũng chạy theo. Một viên cảnh sát phát hiện ra ồn ào, mở hé cửa để cậu len vào trong.
“Cảm ơn” – Davis nói.
Khi đã ở trong phòng thể dục, Davis tự hỏi không biết bà và dì đã vào được chưa. Mắt cậu lướt khắp khán đài để tìm hai người. Phía bên này không có. Phía bên kia cũng không có.
Davis tiến về phía cửa trước phòng thể dục và ngay lập tức nhìn thấy bà và dì. Họ đang đứng bên ngoài, ngay phía sau cánh cửa đôi – là những người đầu tiên trong đám đông khoảng 120 người đi muộn và bây giờ đang năn nỉ để được vào.
hoc sinh ngheo, nguoi ngheo, My, khoang cach giau ngheo, ngay tot nghiep
Những người đến muộn phải đứng ngoài để đảm bảo quy định phòng chống hỏa hoạn vì phòng thể dục – nơi diễn ra buổi lễ - có diện tích quá nhỏ cho sự kiện này
“Quy định hỏa hoạn” – viên cảnh sát giải thích, sau đó quay lưng về phía đám đông. “Chúng tôi không thể ưu tiên cho ai”.
“Đó là bà cháu” - Davis gào lên.
“Bae!” – bà cậu nói vọng vào từ phía ngoài. Bà đập tay vào cửa sổ, gọi “Bae!”
Viên cảnh sát không nhân nhượng. Bà và dì cậu phải chấp nhận ở bên ngoài.
“Lũ cớm!” – cậu lẩm bẩm khi đang mặc chiếc áo choàng và đội mũ tốt nghiệp. “Lũ cớm!” – cậu nhắc lại trước khi nhìn bà và dì lần cuối qua cửa sổ, rồi quay trở lại với buổi lễ.
Nguyễn Thảo/ Vietnamnet
>> Lâm Thùy Anh: “Tôi chưa thấy... ao làng nào to như Hoa hậu Sắc đẹp hoàn cầu“ 
>> Uẩn khúc việc U.21 Gia Lai không gắn tên Hoàng Anh
>> Cái bục giảng và câu chuyện đổi mới giáo dục
>> Thủ tướng Malaysia có thể bị “phế truất” vì nghi án tham nhũng
>> Nữ sinh bị lột áo, đánh hội đồng, bắt nhảy xuống sông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày tốt nghiệp của những học sinh nghèo nhất nước Mỹ