UNICEF cảnh cáo 2017 là năm ác mộng đối với trẻ em bị kẹt ở các vùng chiến sự, vì các em bị đẩy vào chiến tranh làm "chiến binh nhí", bị ép thực hiện những vụ đánh bom tự sát cũng như làm “lá chắn sống”.

Ngày càng nhiều trẻ em bị bắt làm 'chiến binh nhí'

Trần Trí | 28/12/2017, 16:38

UNICEF cảnh cáo 2017 là năm ác mộng đối với trẻ em bị kẹt ở các vùng chiến sự, vì các em bị đẩy vào chiến tranh làm "chiến binh nhí", bị ép thực hiện những vụ đánh bom tự sát cũng như làm “lá chắn sống”.

Trong tuyên bố tổng kết năm 2017 là năm kinh hoàng cho trẻ em bị kẹt trong vùng chiến sự, Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) nói các bên tham chiến hoàn toàn phớt lờ luật nhân đạo quốc tế, và trẻ em trở thành đối tượng bị tấn công.

Ở các mặt trận Iraq, Syria, Yemen, Nigeria, Nam Sudan và Myanmar, chiến thuật phổ biến của các bên tham chiến là cưỡng hiếp, hôn nhân cưỡng ép, bắt cóc,bắt trẻ em làm nô lệ.

Nhiều em bị những tổ chức cực đoan bắt cóc, đến khi được thả lại bị các lực lượng an ninh ngược đãi. Các em khác bị tổn thương gián tiếp khi bị bắt làm chiến binh nhí, bị bệnh tật, suy dinh dưỡng khi bị cấm hoặc hạn chế ăn uống và vệ sinh thân thể.

Báo cáo của UNICEF nêu khoảng 27 triệu trẻ em ở những vùng chiến sự phải nghỉ học. Tổ chức này nói: “Trẻ em bị tấn công bạo lực ngay trong nhà, trường và sân trường. Khi cuộc chiến kéo dài, sự bạo tàn này diễn ra thường xuyên”.

Phần lớn cuộc chiến tác động đến trẻ em diễn ra ở châu Phi trong năm 2017:

Tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan Boko Haram lộng hành ở Nigeria, Chad, Niger và Cameroon, đã bắt ít nhất 135 trẻ em thực hiện những vụ đánh bom tự sát, tăng gần gấp 5 lần so với năm 2016.

Ở Cộng hòa Trung Phi, trẻ em bị cưỡng hiếp, bị giết, bị bắt làm chiến binh nhí, sau khi bùng nổ chiến tranh tôn giáo kể từ sau vụ đảo chính năm 2013.

Tại Cộng hòa dân chủ Congo, bạo lực chính trị-quân sự nhiều năm đã khiến hơn 850.000 trẻ em phải sơ tán, hơn 200 trung tâm y tế và 400 trường học bị tấn công.

Tại Somalia, gần 1.800 trẻ em bị bắt làm chiến binh nhí trong 10 tháng đầu năm 2017, trong khi ở Sudanhơn 19.000 trẻ em bị bắt lính kể từ năm 2013.

Chiến tranh 3 năm qua ở Yemen đã khiến ít nhất 5.000 trẻ em chết hoặc bị thương, 1,8 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng. UNICEF khẳng định 2017 chính là năm kinh hoàng đối với trẻ em Yemen.

Trẻ em cũng bị vướng vào chiến tranh ở Trung Đông, Trung Á và Đông Nam Á.

Tại Iraq và Syria, trẻ em thường bị bắt làm “lá chắn sống”, bị bao vây và bị trở thành mục tiêu của bọn bắn tỉa, trong khi ở Afghanistan gần 700 trẻ em bị giết trong những trận đánh vào9 tháng đầu năm 2017.

Trẻ em của tộc Rohingya theo đạo Hồi ở Myanmar bị tấn công bạo lực có hệ thống, bị lùa khỏi nhà. Hơn một nửa trong 650.000 người Rohingya phải vượt biên qua Bangladesh tị nạn là trẻ dưới 18 tuổi.

UNICEF kêu gọi các bên tham chiến tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, và lập tức chấm dứt hành xử bạo lực với trẻ em, ngưng tấn công cơ sở hạ tầng dân sự gồm bệnh viện và trường học.

UNICEF cũng kêu gọi các nước có tầm ảnh hưởng với những tổ chức gây chiến phi chính phủ hãy dùng ảnh hưởng của họ để bảo vệ trẻ em.

Bích Ngọc (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày càng nhiều trẻ em bị bắt làm 'chiến binh nhí'