Cá sấu nuôi xuất chuồng đang có giá bán trên 200 ngàn đồng/kg, nay đã rớt thẳng đứng vì thương lái ngưng mua để xuất qua Trung Quốc. Do đó, nhiều nông dân đang tính chuyện phơi ao đóng trại, cho cá sấu ăn thả đói cầm chừng.

Ngành nuôi cá sấu lao đao khi Trung Quốc hạn chế mua

quanghuy | 17/05/2017, 17:49

Cá sấu nuôi xuất chuồng đang có giá bán trên 200 ngàn đồng/kg, nay đã rớt thẳng đứng vì thương lái ngưng mua để xuất qua Trung Quốc. Do đó, nhiều nông dân đang tính chuyện phơi ao đóng trại, cho cá sấu ăn thả đói cầm chừng.

Treo trại, bỏ đói cá sấu

TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai được xem là thủ phủ của nghề nuôi cá sấu, nhưng hiện giá cá sấu thương phẩm đang rớt thê thảm ở mức hơn 50.000 đồng/kg, khiến lượng cá sấu đến kỳ xuất trại tồn đọng lên đến hàng trăm ngàn con.

Để tìm hiểu thông tin vì sao cá sấu rớt giá, chúng tôi về xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai nơi có hơn 50 trại cá sấu nuôi quanh vùng này. Anh Tuấn, chủ một trại tại đây than vãn: “Thương lái thu mua gom đi Trung Quốc chỉ mua nhỏ giọt cầm chừng quanh mức giá hơn 50.000 đồng/kg, trong khi để có một ký thịt cá sấu thành phẩm người nông dân phải bỏ ra khoảng 80-90 ngàn đồng tiền thức ăn”.

Cũng theo anh Tuấn, giá thịt cá sấu được ghi nhận thấp nhất là 120 ngàn đồng/kg, năm 2016 giá thấp nhất cũng vào khoảng 200 ngàn đồng/kg, nhưng có bao nhiêu vẫn được thương lái gom thu hết. “Nhưng nay giá vẫn giữ như thế này chắc mọi người phải đóng trại, giảm cho ăn cá sấu ăn để giảm lỗ”, anh Tuấn thở dài.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Bằng người đã có thâm niên hơn 10 năm nuôi cá sấu tại huyện Hóc Môn, TP.HCM chia sẻ, hiện trang trại có hơn 200 con cá sấu đã tới đợt xuất trại nhưng gọi thương lái không mua. Cách đây vài tháng, khách hàng tới trại cho giá 100.000 đồng/kg, sau đó sụt còn 80.000đồng/kg, và nay 50.000đồng/kg cũng không ai mua.

Theo ông Bằng, đúng ra thời điểm nàytrại cá sấu của mình đã bán hết lứa lớn, chuẩn bị chuồng trại để nhập cá sấu con. Tuy nhiên, do giá bán đang quá thấp nên đành phải giữ lại vì không có người mua.

“Để lại càng lâu thì lại càng tốn tiền thức ăn, mà cá sấu không lớn được bao nhiêu, nên đành phải giảm khẩu phần cho ăn để chờ giá lên. Còn thời gian tới, giá cá sấu không được cải thiện thì tôi chấp nhận bán lỗ”, ông Bằng quả quyết.

Ông Bằng nhẩm tính, nếu bán 100 con cá sấu với giá 70 ngàn đồng/kg thì phải lỗ mất 40 triệu đồng. Hiện tại, giá giảm còn chưa đến 50 ngàn đồng/kg có lẽ tôi phải bán tháo để chuyển đổi mô hình kinh doanh chứ cứđà này không bao lâu nữa người nuôi như chúng tôi sẽ đổ nợ.

Từ tháng 7 Dương lịch hàng năm là thời điểm người chăn nuôi cá sấu tái đàn. Nhưng nay nhiều người nuôi chỉ tính việc đóng trại - Ảnh: C.Trí

Vì sao giá cá sấu thịt giảm sâu, chúng tôi đã đặt câu hỏi này với anh Thắng, là người chuyên thu mua cá sấu đi tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc. Anh cho rằng, thời gian gần đây sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc giảm hẳn từ thịt, da đến cá sấu nguyên con.

Theo anh Thắng, các vựa thu mua cá sấu thịt bên đó nói là họ đang bán ra chậm nên họ không nhập thêm hàng. “Thời điểm nào khách hàng Trung Quốc mua điều đặn trở lạithì họ không cho biết”, anh Thắng nói.

Người nuôi sẽ trắng tay và nợ nần

Một đều dễnhìn thấy, những năm trước đây thương lái thu gom cá sấu bán sang Trung Quốc, vào thời điểm giá thu mua thấp vào khoảng 230 ngàn đồng/kg, và mua không cần phân loại cá có kém chất lượng hay không.

Khi khanhiếm, thương lái còn đẩy giá cá sấu lên gần 300 ngàn đồng/kg. Vì vậynhiều nông dân nhảy vào nuôi tràn lan. Do vậy, chỉ trong một thời gian ngắndiện tích, chuồng trại chăn nuôi cá sấu pháttriểnồ ạt, và giá cả mua bánphụ thuộc vào thương lái mua xuất khẩu.

Chúng tôi đã hẹn gặp ông Nguyễn Ngọc Thành, Chủ tịch hợp tác xã cá sấu Đông Nam bộ để hiểu thực trạng câu chuyện giábán đang đẩy người nông dân đến bờ vực trắng tay, nợ nần.

Theo ông Thành, mô hình trang trại nuôi cá sấu rầm rộ từ nhiều năm trước, và ông chũng chính là ngườiđã đưa ra lời cảnh báo với người nuôi. Nhưng, do việc nuôi cá sấu đem lại nhiều lợi nhuận nên nhiều người bất chấp, và một phần do người dân bị cuốn theo phong trào nên chỉ một thời gian ngắn, lượng cá sấu đã nhanh chóng tăng đột biến.

Tại tỉnh Đồng Nai có gần 300 cơ sở nuôi cá sấu với hơn 100 ngàn con;Cà Mau gần 300 ngàn con, còn tại TP.HCM và Bạc Liêu mỗi địa phương khoảng 200 ngàn con. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, do thua lỗ nên số lượng cá sấu nuôi thêm chỉ tăng hơn 10.000 cá thể. “Phần lớn lượng cá sấu đến nay có thể xuất bán nhưng người chăn nuôi vẫn tiếp tục kiên nhẫn chờ giá lên, bán thì lỗ không bán, đọng vốn và dễ lún sâu vào nợ nần”, ông Thành nói.

Theo ông Thành, vì chuyện thương lái đẩy giá lên cao thì người dân đổ xô nuôi, và khi số lượng tăng cao thì dìm giá xuống ngay nên lúc này, người nuôi hoang mang tìm cách bán gấp nên càng bị ép giá, còn để nuôi lâu cá sấu càng lớn, giá lại càng thấp.

Những người nuôi nuôi cá sấu thừa nhận đây là giai đoạn khó khăn nhất của nghề này - Ảnh: C.Trí

Trong khi đó, nhiều cơ sở chăn nuôi cá sấu thừa nhận, con cá sấu phụ thuộc quá lớn vào thị trường bên ngoài. Thương lái lợi dụng tình hình khó khăn của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ số lượng ít, không tìm được đầu ra để ép giá, gây bất an cho người nuôi. Với giai đoạn hiện nay, các hộ chăn nuôi cá sấu Việt Nam mất thế chủ động hoàn toàn, giá thu mua cá sấu phụ thuộc vào thương lái mua xuất đi Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Định Quán, tốc độ tăng bình quân trại nuôi cá sấu mỗi năm đạt từ 20-50 trại, với số lượng trung bình mỗi trại từ 100-300 cá thể. Năm 2015 được coi là năm tăng mạnh nhất, với hơn 132 trại. Thị trường tiêu thụ chính thịt cá sấu vẫn là ở Trung Quốc và trong nước.

Từ năm 2016 đến nay, tuy chưa có số liệu thống kê chi tiết, nhưng qua khảo sát ở 2 xã La Ngà và Phú Ngọcthì hầu hết bà con đều tái đàn rất chậm, tỷ lệ tăng thêm thấp, lượng cá sấu thịt trữ lại còn rất nhiều.

Trước tình hình ngành chăn nuôi cá sấu lâm nạn, ông Thành đề nghị nên thành lập Hiệp hội cá sấu để có tiếng nói chung và bảo vệ ngành này trước sự cạnh tranh không lành mạnh, tạo kẽhở cho thương lái nước ngoài vào ép giá.

Hiệp hội sẽ giúp cơ quan chức năng làm tốt vai trò định hướng, kế hoạch phát triển chăn nuôi cá sấu và gắn với công tác quản lý, thay vì để nông dân phát triểntự phát như hiện nay.

Công Trí
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành nuôi cá sấu lao đao khi Trung Quốc hạn chế mua