Gã khổng lồ tài chính Mỹ - Goldman Sachs có kế hoạch chi 750 tỉ đôla để bảo đảm phát triển bền vững trong 10 năm tới khi tuyên bố sẽ ngừng đầu tư vào thăm dò và sản xuất dầu ở Bắc Cực, cũng như khai thác than và xây dựng các nhà máy nhiệt điện than.

Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ từ chối đầu tư vào nhiên liệu hoá thạch

19/12/2019, 11:22

Gã khổng lồ tài chính Mỹ - Goldman Sachs có kế hoạch chi 750 tỉ đôla để bảo đảm phát triển bền vững trong 10 năm tới khi tuyên bố sẽ ngừng đầu tư vào thăm dò và sản xuất dầu ở Bắc Cực, cũng như khai thác than và xây dựng các nhà máy nhiệt điện than.

David Solomon, người đứng đầu ngân hàng Goldman Sachs - Ảnh: CNBC

Theo Electrek, ban lãnh đạo của ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ Goldman Sachs nhấn mạnh rằng phúc lợi kinh tế và xã hội của thế giới phụ thuộc vào sự thành công của các biện pháp chống biến đổi khí hậu. Và điều đó cũng có nghĩa là thành công tài chính dài hạn của chính ngân hàng.

Khi khủng hoảng khí hậu leo ​​thang, ngày càng có nhiều công ty công bố kế hoạch giảm áp lực cho môi trường. Trong số đó có một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới: Goldman Sachs. Lần đầu tiên kể từ năm 2015, công ty đã đổi mới chính sách môi trường. Và những thay đổi quy mô lớn nhất liên quan đến lĩnh vực năng lượng. Gã khổng lồ ngân hàng tuyên bố sẽ ngừng đầu tư vào thăm dò và sản xuất dầu ở Bắc Cực, cũng như khai thác than và xây dựng các nhà máy nhiệt điện than. Ngoại lệ sẽ chỉ được thực hiện đối với các dự án liên quan đến việc thu giữ carbon dioxide.

Ngoài ra, Goldman Sachs sẽ khuyến khích các công ty khai thác cắt giảm khí thải. Thành công trong lĩnh vực này sẽ tăng cơ hội nhận được đầu tư.

Tổng cộng, gã khổng lồ tài chính có kế hoạch chi 750 tỉ đôla để bảo đảm phát triển bền vững trong 10 năm tới. Người đứng đầu ngân hàng, David Solomon, đã nhận xét về quyết định của ngân hàng. Trong chuyên mục của Financial Times, ông lưu ý rằng thành công tài chính dài hạn của công ty có liên quan đến sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu và phúc lợi xã hội. Để hỗ trợ các mục tiêu này, một cuộc chiến quyết định chống biến đổi khí hậu phải được phát động càng sớm càng tốt. Trong bài viết của mình, Solomon cũng kêu gọi các chính phủ thiết lập mức phí carbon dioxide đối với các công ty. Đây là cách tốt nhất để hạn chế khí thải - thông qua các hạn chế, giao dịch hạn ngạch hoặc thuế.

Các tổ chức môi trường Rainforest Action Network và Sierra Club đã ca ngợi những thay đổi trong chính sách của Goldman Sachs. Họ lưu ý rằng trong số 6 ngân hàng lớn nhất của Mỹ, Goldman Sachs có quan điểm cứng rắn nhất đối với nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra, Goldman Sachs là ngân hàng đầu tư đầu tiên của Mỹ chủ động hạn chế tài trợ cho toàn bộ các lĩnh vực của ngành dầu khí.

Có lẽ ví dụ về Goldman Sachs sẽ tạo tiền lệ cho các nhà đầu tư lớn khác ở Mỹ.

Tuy nhiên, xét về mặt môi trường, dù Goldman Sachs đi đầu trong số các tổ chức tài chính Mỹ, nhưng gã khổng lồ tài chính này vẫn còn phải phấn đấu nhiều để theo kịp các tấm gương khác. Ví dụ, ngân hàng Credit Agricole của Pháp có chính sách than cứng rắn hơn nhiều, trong khi BNP Paribas và UniCredit của Ý còn nghiệt ngã hơn khi hạn chế đầu tư vào khí đốt và dầu mỏ. Nhưng đáng tiếc, hiện nay, tất cả các biện pháp hạn chế lượng khí thải carbon dioxide chưa mang lại kết quả tương ứng. Ví dụ, vào năm 2019, khí thải carbon dioxide đã đạt đến một mức kỷ lục mới - bất chấp sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo và sự từ bỏ than của hàng loạt nước.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ từ chối đầu tư vào nhiên liệu hoá thạch