Bảo vệ và chăm sóc đôi chân là một thói quen rất tốt đến sức khỏe cơ thể. Điều này không những mang lại một cảm giác thư giãn, giúp khí huyết lưu thông dễ dàng, mà còn thúc đẩy các bộ phận cơ thể được hoạt động tốt hơn.

Ngâm chân trước khi ngủ để bảo vệ sức khỏe

08/02/2020, 19:15

Bảo vệ và chăm sóc đôi chân là một thói quen rất tốt đến sức khỏe cơ thể. Điều này không những mang lại một cảm giác thư giãn, giúp khí huyết lưu thông dễ dàng, mà còn thúc đẩy các bộ phận cơ thể được hoạt động tốt hơn.

Bồn ngâm chân bằng gỗ giúp hấp thụ các vị thuốc (như nước lá ngâm chân) hiệu quả hơn - Ảnh: Internet

Dưới đây là những tác dụng của việc ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ:

Giúp thư giãn, xóa tan mệt mỏi

Có thể thực hiện ngâm chân bằng nước muối hay thảo dược như gừng, ngải cứu… Các hoạt chất có trong những dược liệu này sẽ được hòa tan, khi ngâm sẽ tác động trực tiếp lên da, giúp điều hòa lưu thông máu, đẩy lùi các tình trạng mệt mỏi, chống stress và thư giãn tinh thần.

Giảm đau nhức do viêm xương khớp

Liệu pháp ngâm chân bằng thảo dược rất có ích cho những người bị viêm, đau nhức xương khớp dai dẳng lâu năm. Trong thảo dược có chứa nhiều hoạt chất, tỏa hơi kết hợp cùng độ ấm vừa phải của nước giúp cơ thể cân bằng, tạo sự thoải mái, tác động tích cực lên các khớp xương bàn chân và đầu mút dây thần kinh ở bàn chân sẽ tác động ngược lên toàn cơ thể giúp giảm những cơn đau nhức do viêm khớp gây ra.

Giúp bạn ngủ ngon hơn

Việc massage chân rất tốt cho sức khỏe của con người đặc biệt là người trung niên, nhất là thời tiết mùa đông lạnh giá, thì việc ngâm chân trước khi đi ngủ sẽ giúp giấc ngủ của bạn được sâu và ngon hơn, nhờ các khí huyết và hệ thần kinh được lưu thông và thư giãn.

Loại bỏ tế bào chết, khử mùi hôi

Muối vốn có tính năng sát khuẩn, tẩy tế bào chết hiệu quả. Do đó dùng dung dịch nước muối ngâm chân cũng mang lại tác dụng tương tự. Nhờ muối và lợi dụng sức nóng của nước ấm, sẽ cố gắng loại bỏ lớp sừng và tẩy tế bào chết cho bàn chân.

Tốt cho thận

Ngâm chân với thảo mộc có thể giúp bạn cải thiện bộ lọc của thận. Các thành phần hoạt chất trong nước ngâm chân thảo dược sẽ thẩm thấu vào thận, củng cố và góp phần tăng cường việc đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài.

Để phát huy hết tác dụng của phương pháp ngâm chân bằng thảo mộc, nên ngâm với nước ấm 30-40 độ C trong 30 phút, tốt nhất nên sử dụng bồn ngâm chân gỗ.

Những lưu ý khác

- Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân. Bạn có thể lựa chọn ngâm chân từ 10 đến 15 phút.

- Tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi cơ thể thấy ấm lên. Không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.

- Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.

Hà Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngâm chân trước khi ngủ để bảo vệ sức khỏe